Sốc với bộ sưu tập cá nước ngọt của thợ săn

Jeremy Wade, người dẫn chương trình truyền hình Quái vật sông, sở hữu bộ sưu tập ấn tượng bao gồm cá đuối nặng 127 kg, cá da trơn ăn thịt người, cá piranha khổng lồ và cá chuyển giới.

Cá đuối (Myliobatoidei). Với hơn 30 năm kinh nghiệm câu cá, Jeremy Wade đi khắp thế giới để khám phá những con cá nước ngọt kỳ lạ nhất. Khó bắt gặp hơn cá biển do sống ở nơi tối tăm, ít ánh sáng chiếu tới, nhiều quái ngư trong bộ sưu tập của Wade được bắt lần đầu tiên trước ống kính máy quay. Wade chia sẻ với All that is interesting về trải nghiệm săn tìm cá hiếm của mình.
Cá đuối (Myliobatoidei). Với hơn 30 năm kinh nghiệm câu cá, Jeremy Wade đi khắp thế giới để khám phá những con cá nước ngọt kỳ lạ nhất. Khó bắt gặp hơn cá biển do sống ở nơi tối tăm, ít ánh sáng chiếu tới, nhiều quái ngư trong bộ sưu tập của Wade được bắt lần đầu tiên trước ống kính máy quay. Wade chia sẻ với All that is interesting về trải nghiệm săn tìm cá hiếm của mình. "Tôi bắt được con cá này ở Argentina, trên sông Paraná. Cá đuối nhìn chung không gây tử vong, trừ khi bạn dẫm lên mình, chúng sẽ đâm vào chân bạn. Đó đơn thuần là bản năng tự vệ. Như bạn thấy, chúng khá giỏi ngụy trang". "Tôi ước tính trọng lượng của con cá này khoảng 127 kg. Nó là con cá khiến tôi mất nhiều thời gian nhất để chinh phục nhất với gần 4 giờ vật lộn. Không có kỹ xảo nào để bắt cá đuối, bạn chỉ cần dùng một đồ vật thật nặng và cố đập vỡ gai độc bên dưới cơ thể nó".
Cá hổ Congo (Hydrocynus goliath). "Tôi tìm thấy con cá này ở phần giữa hệ thống sông Congo, nơi ít người ở thế giới bên ngoài ghé thăm, do đó phần lớn mọi người không biết về nó. Nó có họ hàng với cá piranha. Thực sự, nó là một con cá piranha khổng lồ, có thể phát triển tới kích thước bằng một người lớn. Răng của con cá này dài ba centimet, bằng cỡ răng của một con cá mập trắng lớn nặng 454 kg".
 Cá hổ Congo (Hydrocynus goliath). "Tôi tìm thấy con cá này ở phần giữa hệ thống sông Congo, nơi ít người ở thế giới bên ngoài ghé thăm, do đó phần lớn mọi người không biết về nó. Nó có họ hàng với cá piranha. Thực sự, nó là một con cá piranha khổng lồ, có thể phát triển tới kích thước bằng một người lớn. Răng của con cá này dài ba centimet, bằng cỡ răng của một con cá mập trắng lớn nặng 454 kg".
Cá chình hoa (Anguilla marmorata). "Con cá này được bắt ở Fiji. Cá chình rất thú vị. Chúng là một trong số ít loài cá có thể sống ở cả vùng nước ngọt và nước mặn, di cư qua lại giữa hai nơi. Nhiều người biết cá hồi bơi vào sông để đẻ trứng, cá chình nước ngọt làm ngược lại. Chúng sống ở sông nhưng bơi ra biển để đẻ trứng. Không ai biết rõ nơi chúng tới". "Có tin đồn cá chình hoa vồ người, đó là lý do tôi tới đó để tìm hiểu. Tôi nghĩ chúng có thể vồ người, nhưng nhiều loài cá hành động như vậy vì không biết sinh vật chúng động tới là con người. Nếu không có tầm nhìn tốt trong nước, chúng chỉ thấy có thứ gì đó ở trước mặt và tưởng nhầm là con cá nhỏ. Đôi khi, đó có thể là bàn chân của ai đấy, nhưng chúng không hề biết trước".
 Cá chình hoa (Anguilla marmorata). "Con cá này được bắt ở Fiji. Cá chình rất thú vị. Chúng là một trong số ít loài cá có thể sống ở cả vùng nước ngọt và nước mặn, di cư qua lại giữa hai nơi. Nhiều người biết cá hồi bơi vào sông để đẻ trứng, cá chình nước ngọt làm ngược lại. Chúng sống ở sông nhưng bơi ra biển để đẻ trứng. Không ai biết rõ nơi chúng tới". "Có tin đồn cá chình hoa vồ người, đó là lý do tôi tới đó để tìm hiểu. Tôi nghĩ chúng có thể vồ người, nhưng nhiều loài cá hành động như vậy vì không biết sinh vật chúng động tới là con người. Nếu không có tầm nhìn tốt trong nước, chúng chỉ thấy có thứ gì đó ở trước mặt và tưởng nhầm là con cá nhỏ. Đôi khi, đó có thể là bàn chân của ai đấy, nhưng chúng không hề biết trước".
Cá đao răng lớn (Pristidae). "Đây là một con cá đao răng lớn sinh sống ở vùng nước ngọt. Nó dài 2,1 mét và chưa thành niên. Loài cá này có thể dài tới 6 m, nhưng những con trưởng thành chưa từng được bắt gặp vì chúng sống ngoài biển. Tôi bắt con cá này ở West Australia. Cá đao răng lớn từng phân bố rộng rãi khắp thế giới, nhưng số lượng của chúng sụt giảm nhanh chóng bởi chúng rất dễ mắc vào lưới đánh cá. Thay vì mất công gỡ con cá, những ngư dân thường chọn cách giết luôn chúng".
Cá đao răng lớn (Pristidae). "Đây là một con cá đao răng lớn sinh sống ở vùng nước ngọt. Nó dài 2,1 mét và chưa thành niên. Loài cá này có thể dài tới 6 m, nhưng những con trưởng thành chưa từng được bắt gặp vì chúng sống ngoài biển. Tôi bắt con cá này ở West Australia. Cá đao răng lớn từng phân bố rộng rãi khắp thế giới, nhưng số lượng của chúng sụt giảm nhanh chóng bởi chúng rất dễ mắc vào lưới đánh cá. Thay vì mất công gỡ con cá, những ngư dân thường chọn cách giết luôn chúng".
Cá trống nước ngọt (Aplodinotus grunniens). "Loài cá này sinh sống ở Guyana, ở rìa phía bắc của Nam Mỹ. Chúng phát ra tiếng lầm rầm dưới nước, âm thanh lạ lùng chỉ xếp sau tiếng khỉ rú. Nếu ở trên thuyền mà nghe thấy âm thanh này, bạn sẽ có cảm tưởng giống như ở trên ấm nước sôi và có thể cho rằng bản thân đang gặp ảo giác".
 Cá trống nước ngọt (Aplodinotus grunniens). "Loài cá này sinh sống ở Guyana, ở rìa phía bắc của Nam Mỹ. Chúng phát ra tiếng lầm rầm dưới nước, âm thanh lạ lùng chỉ xếp sau tiếng khỉ rú. Nếu ở trên thuyền mà nghe thấy âm thanh này, bạn sẽ có cảm tưởng giống như ở trên ấm nước sôi và có thể cho rằng bản thân đang gặp ảo giác".
Cá chiên sông (Bagarius yarrelli). "Loài cá này đến từ Ấn Độ, sống dưới chân dãy Himalaya, ở một phụ lưu của sông Hằng. Tôi từng nghe chuyện về những người biến mất vì bị vật lạ kéo xuống nước. Ở đó không có cá sấu, trăn, cá heo sông hay cá mập trâu, do đó loài cá này là ứng cử viên nhiều khả năng nhất". "Nước sông rất nhiều bùn, vì vậy những con cá này chộp lấy bất cứ thứ gì chuyển động trước mặt chúng. Chúng sẽ ngoạm lấy vật đó, sau đó xoay người và lặn sâu xuống dưới nước. Bạn sẽ không dễ dàng thoát khỏi miệng cá chiên sông vì khác với các loài cũng thuộc họ cá da trơn, chúng có những chiếc răng rất dài và nhọn cùng với phần hàm chắc khỏe".
Cá chiên sông (Bagarius yarrelli). "Loài cá này đến từ Ấn Độ, sống dưới chân dãy Himalaya, ở một phụ lưu của sông Hằng. Tôi từng nghe chuyện về những người biến mất vì bị vật lạ kéo xuống nước. Ở đó không có cá sấu, trăn, cá heo sông hay cá mập trâu, do đó loài cá này là ứng cử viên nhiều khả năng nhất". "Nước sông rất nhiều bùn, vì vậy những con cá này chộp lấy bất cứ thứ gì chuyển động trước mặt chúng. Chúng sẽ ngoạm lấy vật đó, sau đó xoay người và lặn sâu xuống dưới nước. Bạn sẽ không dễ dàng thoát khỏi miệng cá chiên sông vì khác với các loài cũng thuộc họ cá da trơn, chúng có những chiếc răng rất dài và nhọn cùng với phần hàm chắc khỏe".
Cá hô (Catlocarpio siamensis). "Đây là loài cá có nguồn gốc từ Thái Lan. Thông thường, miệng cá hô trễ xuống do chúng đón thức ăn ở đáy sông, nhưng con cá này như thể có chiếc miệng lộn ngược, bằng chứng chỉ ra nó kiếm ăn ở giữa dòng nước, hoặc có thể ở mặt nước. Cá hô rất lớn, chúng có phát triển tới hơn 70 kg".
Cá hô (Catlocarpio siamensis). "Đây là loài cá có nguồn gốc từ Thái Lan. Thông thường, miệng cá hô trễ xuống do chúng đón thức ăn ở đáy sông, nhưng con cá này như thể có chiếc miệng lộn ngược, bằng chứng chỉ ra nó kiếm ăn ở giữa dòng nước, hoặc có thể ở mặt nước. Cá hô rất lớn, chúng có phát triển tới hơn 70 kg".
Cá mút đá (Petromyzontiformes). "Con cá này sống ở hồ Champlain tiếp giáp bang Vermont và New York, Mỹ. Đây là loài cá nguyên thủy. Nó không có xương sống và hàm răng, chỉ có miệng hút với những vòng răng bên trong. Ở giữa miệng hút là một chiếc lưỡi và trên lưỡi cũng có răng. Chúng thường kiếm ăn bằng cách bám vào da của loài cá khác và hút dịch lỏng trong cơ thể". "Tôi từng để một con cá mút đá bám vào cổ để trải nghiệm cảm giác đó. Phần miệng hút của nó rất khỏe và chỉ hai giây sau, những chiếc răng bắt đầu đâm qua da bạn. Khi bạn kéo nó ra, bạn sẽ mất cả mảng da".
Cá mút đá (Petromyzontiformes). "Con cá này sống ở hồ Champlain tiếp giáp bang Vermont và New York, Mỹ. Đây là loài cá nguyên thủy. Nó không có xương sống và hàm răng, chỉ có miệng hút với những vòng răng bên trong. Ở giữa miệng hút là một chiếc lưỡi và trên lưỡi cũng có răng. Chúng thường kiếm ăn bằng cách bám vào da của loài cá khác và hút dịch lỏng trong cơ thể". "Tôi từng để một con cá mút đá bám vào cổ để trải nghiệm cảm giác đó. Phần miệng hút của nó rất khỏe và chỉ hai giây sau, những chiếc răng bắt đầu đâm qua da bạn. Khi bạn kéo nó ra, bạn sẽ mất cả mảng da".
Cá hổ nước (Salminus brasiliensis). "Tôi bắt con cá ở con sông nằm giữa Argentina và Uruguay. Chúng có hàm răng cùng cơ hàm rất lớn và khỏe. Tại đó, chúng tôi tìm hiểu câu chuyện về một thanh niên trẻ bị mất một phần tinh hoàn và loài cá này chắc chắn là thủ phạm. Một lần nữa, tôi phải khẳng định con vật không có ý định tấn công mà do tầm nhìn kém. Khi thấy thứ gì đó chuyển động dưới nước, nó chỉ đơn giản là lao đến cắn".
Cá hổ nước (Salminus brasiliensis). "Tôi bắt con cá ở con sông nằm giữa Argentina và Uruguay. Chúng có hàm răng cùng cơ hàm rất lớn và khỏe. Tại đó, chúng tôi tìm hiểu câu chuyện về một thanh niên trẻ bị mất một phần tinh hoàn và loài cá này chắc chắn là thủ phạm. Một lần nữa, tôi phải khẳng định con vật không có ý định tấn công mà do tầm nhìn kém. Khi thấy thứ gì đó chuyển động dưới nước, nó chỉ đơn giản là lao đến cắn".
Cá vây tia (Lepisosteus osseus). "Loài cá này sống ở hồ Champlain. Chúng là loài cá rất cổ. Chúng có thể ngoi lên mặt nước và nuốt không khí, điều này cho phép chúng sống ở vùng nước ít dưỡng khí. Đây là cơ chế sinh tồn giúp chúng sống ở các điều kiện mà những loài cá khác không sống được. Chúng không nguy hiểm đối với con người, nhưng ở Mỹ có một loài cá vây tia lớn hơn tên Alligator Gar nặng ít nhất 136 kg và thường có tin đồn về những nạn nhân bị cắn".
Cá vây tia (Lepisosteus osseus). "Loài cá này sống ở hồ Champlain. Chúng là loài cá rất cổ. Chúng có thể ngoi lên mặt nước và nuốt không khí, điều này cho phép chúng sống ở vùng nước ít dưỡng khí. Đây là cơ chế sinh tồn giúp chúng sống ở các điều kiện mà những loài cá khác không sống được. Chúng không nguy hiểm đối với con người, nhưng ở Mỹ có một loài cá vây tia lớn hơn tên Alligator Gar nặng ít nhất 136 kg và thường có tin đồn về những nạn nhân bị cắn".
Cá mú Queensland (Epinephelus lanceolatus). "Tôi đang săn cá mập trâu và vô tình bắt nhầm con cá này ở cửa sông Brisbane, Australia. Cá mú là một trong những loài có thể chuyển giới từ cái sang đực. Trong trường hợp có một con đực và nhiều con cái, nếu con đực bị bắt đi hoặc qua đời, con cái lớn nhất sẽ trở thành con đực".
Cá mú Queensland (Epinephelus lanceolatus). "Tôi đang săn cá mập trâu và vô tình bắt nhầm con cá này ở cửa sông Brisbane, Australia. Cá mú là một trong những loài có thể chuyển giới từ cái sang đực. Trong trường hợp có một con đực và nhiều con cái, nếu con đực bị bắt đi hoặc qua đời, con cái lớn nhất sẽ trở thành con đực".
Cá nheo châu Âu (Silurus glanis). "Loài cá này sống ở châu Âu và tôi bắt con cá trong ảnh ở Tây Ban Nha. Nó nặng 73 kg và dài 2,1 mét. Vết cắn của nó rất dễ nhận biết do những chiếc răng nhỏ nằm gần nhau tạo thành một đường hơi cong dài khoảng 25 cm. Điều thú vị về loài cá này là chúng cắn người ngay cả khi nước trong và chúng biết rõ có người ở đó. Lý do là bởi chúng bảo vệ tổ rất kỹ. Nếu ai đó bơi quá gần tổ, chúng sẽ cắn để cảnh báo họ. Với các nạn nhân, trải nghiệm khá đáng sợ do bị đau và bất ngờ".
Cá nheo châu Âu (Silurus glanis). "Loài cá này sống ở châu Âu và tôi bắt con cá trong ảnh ở Tây Ban Nha. Nó nặng 73 kg và dài 2,1 mét. Vết cắn của nó rất dễ nhận biết do những chiếc răng nhỏ nằm gần nhau tạo thành một đường hơi cong dài khoảng 25 cm. Điều thú vị về loài cá này là chúng cắn người ngay cả khi nước trong và chúng biết rõ có người ở đó. Lý do là bởi chúng bảo vệ tổ rất kỹ. Nếu ai đó bơi quá gần tổ, chúng sẽ cắn để cảnh báo họ. Với các nạn nhân, trải nghiệm khá đáng sợ do bị đau và bất ngờ".
Theo VnExpress

tin mới

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.