Phải làm gì khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý?

Trong cuộc sống, những sự kiện bất ngờ, khủng khiếp có thể đến với bất kỳ ai, ở vào bất cứ độ tuổi nào, tại bất cứ nơi đâu. 

Tuy nhiên, đối với trẻ em, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý thường nặng nề, nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến một khởi đầu “ảm đạm” cho cuộc đời của đứa trẻ đó.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tại sao trẻ em dễ bị khủng hoảng tâm lý ?

Trẻ em là đối tượng dễ bị khủng hoảng tâm lý là do trẻ dễ tổn thương, thiếu khả năng thích ứng với thử thách, trải nghiệm sống chưa nhiều, kỹ năng sống chuẩn bị chưa tốt.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn - Phòng khám Tâm lý Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cuộc sống tất bật, nhiều cha mẹ thiếu quan tâm trẻ đúng mức, trợ giúp trẻ chưa tích cực, hoặc có khi không nhận ra những biểu hiện của khủng hoảng tâm lý, nên chưa biết cách xử trí và can thiệp thích hợp. Thêm vào đó, việc chuẩn bị cho trẻ kỹ năng phòng ngừa khủng hoảng chưa được đề cập nhiều trong giáo dục từ gia đình và trường học nên ngày càng có nhiều đứa trẻ bị khủng hoảng tâm lý.

Thông thường những yếu tố gây khủng hoảng tâm lý cho trẻ gồm: bị bạo hành, bị hiếp dâm, bị lạm dụng tình dục, bị cướp trói, nhốt trong hầm tối, trong rừng, bị tra tấn, khủng bố, bị bắt cóc, buôn bán cho các nhà chứa, thoát chết sau tai nạn lật xe, chìm tàu, rơi máy bay, thảm họa, động đất, thiên tai, bão lũ, cháy nổ, ngã từ trên cao, bị đuối nước, bị xe cán, hoặc chứng kiến các sự kiện khủng khiếp như: người thân qua đời, bị tai nạn, bị hành hạ, hãm hiếp ngay trước mắt, chứng kiến người thân, bạn bè tự tử; mất đột ngột một phần cơ thể...

Nhận biết trẻ bị khủng hoảng tâm lý

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tùy thuộc vào lứa tuổi, sự hiểu biết cuộc sống, khả năng thích ứng với thử thách mà trẻ có những biểu hiện khủng hoảng tâm lý khác nhau. Do đó, việc quan sát, nhận biết sớm nhằm đánh giá những “dấu hiệu bất thường” của trẻ sau khi trải qua biến cố khủng khiếp là việc tối cần thiết để có biện pháp can thiệp thích hợp, giúp trẻ sớm vượt qua khủng hoảng, hòa nhập với cuộc sống, tránh hậu quả lâu dài vì tổn thương tâm lý. Các “dấu hiệu bất thường” có thể gặp ở trẻ thường được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu (ngay hoặc sau khi xảy ra một sự kiện khủng khiếp, trẻ chứng kiến hoặc chính trẻ phải trải qua biến cố đó), trẻ dưới một vài tuổi thường chưa nhận thức được tính nguy hiểm của sự kiện gây ra khủng hoảng, nên những phản ứng với khủng hoảng, thường chỉ khóc ré, hoảng sợ, hay giật mình, khóc mớ khi ngủ. Trẻ lớn hơn, có biểu hiện run sợ, tái mặt, có thể tiểu vãi ra quần, la khóc, kích động, chạy trốn người lạ...

Giai đoạn diễn biến: Trẻ nhỏ thường ít có diễn biến tâm lý bất thường, nếu nguyên nhân gây khủng hoảng đã chấm dứt. Đôi khi, trẻ có thể gặp ác mộng, ngủ mớ, rụt rè, nhút nhát, sợ người lạ, hoảng sợ khi gặp đối tượng gây bạo hành, nhất là khi nguyên nhân gây khủng hoảng tái lập.

Trong khi đó, trẻ lớn có thể bị rối loạn cảm xúc: sợ hãi, tách rời, kích động, dễ giận dữ, lo âu, hoảng loạn, mặc cảm tội lỗi; trẻ cũng có thể bị rối loạn hành vi: né tránh tiếp xúc với người khác, cách ly xã hội, tránh đến những nơi gây ra khủng hoảng trước đây, tránh những hoạt động gợi nhớ khủng hoảng quá khứ, mất hứng thú trong học tập hoặc các hoạt động thường ngày vốn dĩ trẻ vẫn từng tham gia trước đây.

Tư duy của trẻ trở nên chậm chạp, mất tập trung, đờ đẫn, hay nhầm lẫn, hay quên, ngủ mớ, gặp ác mộng, tưởng tượng, suy diễn theo chiều hướng tiêu cực, để rồi lo âu, sợ sệt, hoang mang. Thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng từ hậu quả của khủng hoảng tâm lý. Trẻ khó ngủ, sợ ngủ gặp ác mộng, hay giật mình, tiểu dầm, mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân một cách mơ hồ, ăn uống kém, kém hấp thu và kiệt sức dần...

Giai đoạn kết thúc: Nếu được phát hiện và xử trí thích hợp, được trợ giúp tích cực từ gia đình, nhà trường, xã hội, các tổ chức xã hội chuyên nghiệp, có khi cần đến chuyên gia tâm lý, sẽ giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng tâm lý bất ổn, vượt qua khủng hoảng, hòa nhập cộng đồng.

Ngược lại, nếu trẻ không được quan tâm đúng mức, không được trợ giúp tích cực, ký ức khủng hoảng từ tiềm thức cứ “bơm” vào nhận thức của trẻ, đẩy trẻ rơi vào trạng thái tổn thương tâm lý có thể nặng nề, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách trẻ và hiệu quả học tập cũng như chất lượng sống sau này.

Cách xử lý

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, để xử trí những trường hợp trẻ bị khủng hoảng tâm lý, cần giúp trẻ tách hẳn khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt; chữa triệu chứng tổn hại cơ thể về mặt thể chất như giảm đau, kháng viêm, chữa trị, chăm sóc vết thương do tai nạn, bỏng, bạo hành, hiếp dâm...; cho trẻ thuốc an thần, gây ngủ trong vài ngày đầu, nâng đỡ về mặt thể chất, bồi dưỡng cho trẻ để giúp trẻ sớm lấy lại sức; 

Dùng biện pháp tâm lý trị liệu thích hợp cho trẻ trong những trường hợp hoảng loạn nhiều, kéo dài trên một tuần, đặc biệt ở những trẻ lớn, vốn có tính hay lo sợ, nhút nhát, những trẻ bị khủng hoảng nặng nề từ một số tình huống đặc biệt như bạo hành, hiếp dâm, tai nạn giao thông, cướp bóc, khủng bố...;

Tránh la mắng trẻ khi trẻ nghĩ về sự kiện gây khủng hoảng; hạn chế khoét sâu vào nỗi đau của trẻ bằng nhiếc móc, đổ thừa; tránh bắt trẻ kể lại sự việc khủng khiếp đã xảy ra, trừ khi trẻ tự mình kể lại chuyện đó, nên tôn trọng phản ứng của trẻ; tránh những phản ứng thái quá của người lớn trước mặt trẻ như nổi giận, văng tục, hăm dọa... đối với đối tượng gây hại cho trẻ.

Ở những trẻ lớn, cha mẹ cần để ý dặn trẻ tránh lạm dụng rượu, ma túy để ứng phó với đau buồn. Người nhà, bè bạn, thầy cô, xã hội cần tránh “nhắc lại”, hay vô tình “làm mới” ký ức đau buồn của trẻ, tránh ruồng bỏ, khinh khi trẻ. Người lớn luôn ở bên trẻ sau khi xảy ra khủng hoảng, để giúp trẻ cảm thấy không bơ vơ, đơn độc đối phó với sang chấn.

Cố gắng giúp trẻ duy trì nền nếp sinh hoạt hằng ngày như trước khi xảy ra khủng hoảng. Giải thích về khủng hoảng cho trẻ cần chọn lọc, rất vắn tắt, cố gắng “bình thường hóa” sự kiện, đừng “đào sâu” quá những tình huống khủng hoảng đã xảy ra. Tạo điều kiện đưa trẻ đi du lịch, giải trí, nghe nhạc vui tươi, tập thể dục thích hợp, giúp trẻ nguôi ngoai dần nỗi đau.

Đồng hành cùng trẻ, huấn luyện trẻ những kỹ năng nhìn nhận, chấp nhận và thích ứng với khủng hoảng, đối phó tích cực với khủng hoảng nhằm giúp trẻ vượt qua khủng hoảng một cách bền vững. Ở điểm này, có thể vai trò của chuyên gia tâm lý thật sự cần thiết.

Theo thanhnien

tin mới

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.