Rú Gám - Điểm nhấn du lịch Yên Thành

(Baonghean) - Bắt nguồn từ chân dãy Trường Sơn đổ về phía đồng bằng, rú Gám - một danh sơn nổi tiếng từ xa xưa và trở thành biểu tượng của quê hương Yên Thành: "Ngái ngôi chi cũng mơ về rú Gám/Bến bờ nào cũng dội sóng sông Dinh", "Sông Dinh một thuở đôi bờ nhớ/Rú Gám ba tầng mấy dặm thương"... Thời Bắc thuộc, các quan cai trị Châu Diễn đã chọn Quỳ Lăng làm lỵ sở, nơi có địa thế hiểm yếu, tiện cho việc phòng thủ, tựa lưng vào núi, mặt ngoảnh ra cánh đồng. Thời nhà Đường, năm Trinh Quán thứ 1 (năm 627), vùng đất này đã là trung tâm của Châu Diễn. Và Cao Vương (Cao Biền-vị quan cai trị, nhà phong thuỷ tài ba, người đã chọn địa điểm xây thành Đại La thời Bắc thuộc) trong những lần tuần thú miền đất biên viễn phía nam Diễn Châu đã trèo lên đỉnh rú Gám và để lại dấu vết ở đây (trên đỉnh rú Gám có hồ nước trong suốt, rất sâu, tục truyền là nơi Cao Biền yểm huyệt).
 
Đến thời Tiền Lê, khi vùng đất này được khai phá, cư dân quần tụ đông đúc, Lê Long Ngân, con thứ 8 của vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất phía Tây Rú Gám để thành lập lỵ sở Đông Thành. Như vậy, cách ngày nay khoảng 1.000 năm, vùng đất này đã được chọn để xây dựng đế đô...
 
Trên Rú Gám, bên cạnh đền thờ Bạch Thạch đại vương thần (thần đá trắng), còn có miếu thờ Lý Thiên Cương. Lý Thiên Cương là con của Lý Thái Bảo, một vị nhân thần có công chiêu dân lập ấp khai khẩn vùng Kẻ Gám, về sau lên núi tu tiên, dân lập đền thờ. Rú Gám còn có tên Thứu Lĩnh. Thứu là con chim Thứu, còn gọi là chim Phượng vì núi có hình chim Phượng. Lại có tên là Long Sơn, núi Rồng, vì trên rú Gám có dãy núi đá ẩn hiện lưng chừng núi như là thân Rồng. Từ thượng tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 âm lịch hàng năm, nhìn về Rú Gám ta thường thấy một dải mây chạy ngang hông núi rất đẹp. Dựa vào hiện tượng thiên nhiên này, người dân các vùng lân cận đã rút ra kinh nghiệm: Mây Rú Gám không dám đi cày/ Mù rú Gám không giám ra khơi... Sách "Đông Thành phong thổ ký" của nhà sử học Ngô Trí Hợp viết vào thời Tự Đức (1848-1883) xem mây mùa xuân trên đỉnh Rú Gám là một trong 8 danh thắng của huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu cũ.
 
Rú Gám hiện có gần 150 ha thuộc rừng nguyên sinh đang được bảo tồn ở xã Xuân Thành  (Yên Thành), có thảm thực vật đa dạng chung sống phân tầng rõ nét. Họ dương xỉ phủ kín mặt đất, nhóm cây leo như mây, song, vầu.... loài cây thân gỗ quý hiếm như: lim, trắc, gụ, dẻ...  động vật cũng khá phong phú:  sóc, chồn, cáo, gà rừng, vẹt núi, chim sáo...
 
Trong không gian hùng vĩ, thơ mộng với sông Dinh chạy quanh co bên những ngọn đồi, chùa Gám (làng Kẻ Gám) hiện ra với kiến trúc cổ kính, điêu khắc Chùa Gám hết sức tinh xảo. Các mảng điêu khắc hình cây cỏ, hoa lá, linh vật, những bức tượng phật... được kết nối lại làm cho con người gần gũi, hoà quyện vào thiên nhiên. 
 
Để khai thác một cách hợp lý các giá trị văn hoá, lịch sử, tâm linh và du lịch của quần thể này, UBND huyện Yên Thành đã cho lập quy hoạch chi tiết bảo tồn tôn tạo khu du lịch tâm linh Rú Gám có quy mô khoảng 250 ha. Khu vực lập quy hoạch thuộc xã Xuân Thành (trên tỉnh lộ 538, kết nối từ quốc lộ 7 với quốc lộ 1A), với điểm nhấn trung tâm là chùa Gám, từ đó phát triển không gian du lịch tâm linh, sinh thái với các địa danh khác nằm trong không gian du lịch của Nghệ An và Bắc Trung bộ.
 
Việc cho lập dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám là một quyết định có tính đột phá để tìm ra hướng đi cho phát triển du lịch của huyện Yên Thành. Làm cho Rú Gám sống dậy, lớn lên ngang tầm với vóc dáng của một danh sơn, nơi hội tụ anh linh của một vùng đất; đây cũng sẽ là điểm nhấn và là động lực phát triển du lịch của vùng quê lúa Yên Thành.

Đức Chuyên

tin mới

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.