Cháo lươn Thành Vinh

(Baonghean) - Giới sành ẩm thực mỗi lần qua Thành Vinh đều tìm đến cháo lươn. Những kẻ xa quê lâu ngày thì tô cháo lươn lên hàng “văn hoá ẩm thực” ngang với thơm chát chè xanh, ngọt bùi quyến rũ của khoai lang vùi trấu, ngang với thứ nhút tương cà mãi đằm trong thi ca xứ Nghệ!
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cháo lươn! Thì cũng lươn ấy gia vị ấy, song không hẳn cứ treo biển mở quán là có cháo ngon! Phải làm sao cho lươn trắng như thịt ếch, chín mà không nát, từng sợi lươn đã chín vẫn xoắn xuýt với nhau, thịt lươn chín mà vẫn dai, có vị ngọt tự nhiên, khách càng nhìn bát cháo càng vui mắt vì màu lươn hài hoà với màu cháo trắng đục, thính giác tốt đến mấy cũng không ngửi thấy mùi tanh truyền kiếp của lươn! Tất tật những bí quyết ấy không phải chủ quán nào cũng có. 
Giờ khắp 20 phường, xã của Thành Vinh đều có quán cháo lươn, song những tay sành ăn thường gặp nhau tại ngã ba Quán Bàu vào buổi sáng, còn vào buổi tối hay giữa đêm thì tụ tập cạnh nhà khách Bưu điện tỉnh. Âu là cái dạ dày biết tìm đến quán cháo lươn ngon nhờ cái đầu tỉnh táo và cái lưỡi tuyệt chiêu. Bao khách qua đường dễ quên tên chủ quán, quên địa danh nơi quán toạ lạc nhưng cái dư vị cháo lươn Thành Vinh đạt tới trình độ nghệ thuật ẩm thực thì đọng mãi giữa lòng người, đọng mãi với thời gian. Tôi chủ định không nhắc tên những quán được xếp hạng trong số hàng trăm quán cháo lươn trải khắp Thành Vinh, làm vậy dễ bên trọng bên khinh không nỡ. Thôi thì chi bằng cứ để “thượng đế” nhớ và tự tìm đến với “đầy tớ” của mình, bởi “đồng tiền có mắt”. Người xưa đã thế người nay càng hơn thế với sự lựa chọn những thứ mình cần. Chỉ biết cuộc cạnh tranh trên “mặt trận cháo lươn” người thắng không ít và người không thành công cũng nhiều. Thường mỗi quán bán 5-7 cân lươn/ngày, rất ít quán đạt kỷ lục 20-30 cân. Quán có “đẳng cấp cao” phục vụ không liên tục, chỉ ba, bốn tiếng buổi sáng hoặc buổi tối vì “con mình có cơm ăn thì để cho con người có bát cháo”.
Tài bắt lươn ở xứ Nghệ quê tôi cũng thành truyền thuyết. Muốn bắt lươn phải phân biệt hang lươn với hang cua, hang rắn, phải nhận đúng màng lươn mới thò tay bắt (màng là thứ màu của váng nước trước miệng hang). Màng lươn nước trong, màng cua nước đục, màng rắn nước lúc đục lúc trong. Bằng kinh nghiệm săn lươn, những người thợ cho nhà cua “tại ngoại”, cho lươn choai choai được hưởng “án treo”, họ chỉ kết án những chú lươn bằng ngón út trở lên, họ “nghề” tới mức nhìn màng nước đoán được con lươn trong hang nặng nhẹ bao nhiêu. Khi định vị được màng thì dấn mạnh bàn chân phía cuối hang lươn khắc nhào đầu ra trốn chạy, song với ngón giữa, ngón trỏ, ngón áp út của bàn tay sạn chai đã tạo “thế đinh ba” ngoạm chặt cổ lươn và “nhổ” lươn lên dễ ợt, dễ hơn nhổ sắn đất cát gặp mưa. Nghề săn lươn cũng thành nghiệp chướng, hàng ngàn hố bom nơi quê tôi đã thành hồ thành ao, thành hang hốc cho lươn sinh nở. Lạ thay, loài ốc, ếch, tôm, cua thì dễ tuyệt chủng bởi vô số chủng loại phân hoá học, duy giống lươn “không quản lấm đầu” thì cứ sinh giống đẻ dòng, cứ phổng phao để tạo nguồn thu nhập không bao giờ cạn cho nhà nông. 
Chuyện rằng, một thời nhà thơ Phùng Quán từ Hà Nội “được” sung về thực tế dài ngày tại Nông trường Đông Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, ngày ấy ao chuông cũng sở hữu tập thể chẳng ai dám mó vào nếu không được lệnh của lãnh đạo nông trường, vậy mà ông nhà thơ Phùng Quán vẫn có cách khai thác tiềm năng của trời của đất để cải thiện bữa ăn đạm bạc. Thi sĩ Phùng Quán trộn bùn với phân trâu, đem trát thứ hỗn hợp ấy trong lòng rổ tre dày 5-10 cm rồi phơi nắng, nhà thơ lại còn chế ra nắp đậy giống miệng chiếc hom giỏ. Tối, thi sĩ cho người đặt “vũ khí cứu tinh” xuống lòng ao, sáng chưa rõ mặt đã đầy rổ lươn ngót vài chục ký. Tài thơ và tài bẫy lươn của Phùng Quán ngang nhau, lúc bí thơ thì ông tìm thi hứng khoái khẩu nhờ tài bẫy lươn. 
Sau chầu khoái khẩu tôi rút tờ 200 ngàn đồng trả 10 bát cháo lươn cho cả đám, mấy ông bạn tôi trố mắt: Sao rẻ thế! Thì “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, lời tiền nhân đúng với mọi thời đại, càng đúng với các nhạc trưởng cháo lươn siêu hạng xứ Nghệ, nhất là giữa nắng gió Thành Vinh.
Giao Hưởng

tin mới

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.