Anh Sơn: Phát triển trâu, bò hàng hóa

(Baonghean) - Huyện Anh Sơn là vùng đất đồi rộng, nhiều bãi chăn thả rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nhằm phát huy tiềm năng đó, năm 2014, huyện đã có chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa theo hướng gia trại, trang trại lớn. Sau hơn 1 năm thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Gia đình ông Trần Văn Lệ, ở thôn 2, xã Long Sơn là một trong những hộ được vay vốn để phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa. Trang trại của ông nằm ở khu vực đồi Tiền Diện, đầu nguồn đập Ba Cơ, diện tích khoảng 30 ha. Ông Lệ cho biết, thời điểm năm 2005, ông mua lại diện tích đất của 2 hộ dân trong vùng để làm trang trại. Lúc đó, khu vực này chưa có đường, chủ yếu là rừng nứa, giang, lau lách, ông đã tiến hành cải tạo lại để trồng cây tràm. Ông còn vay mượn thêm ngân hàng số tiền gần 50 triệu đồng để đầu tư đắp 3 đập nước với diện tích 1,5 ha nuôi thả cá, chủ yếu là các loại mè, trắm, gáy và xây chuồng trại nuôi lợn rừng, gà... Bình quân mỗi năm, thu nhập từ trang trại trên trăm triệu đồng. Tuy nhiên, cách làm đó chưa khai thác hết được tiềm năng, bởi diện tích trang trại rộng, nếu dựa vào trồng cây nguyên liệu thì đơn điệu, cần phải đầu tư thêm chăn nuôi đại gia súc, trâu, bò làm hàng hóa. Biết vậy, nhưng để có đàn bò, cần có nguồn vốn lớn, trong khi thu nhập từ trang trại còn thấp.
Đàn bò của gia đình ông Trần Văn Lệ.
Đàn bò của gia đình ông Trần Văn Lệ.
Tháng 3/2014, từ chủ trương hỗ trợ lãi suất tiền vay để nuôi trâu, bò hàng hóa của huyện, gia đình ông được vay với số tiền 200 triệu đồng từ ngân hàng. Tận dụng diện tích trang trại rộng, ông nuôi bò theo hình thức chăn thả tự nhiên. Ban đầu, số lượng đàn bò chỉ có 20 con, đến nay nhờ sinh trưởng, phát triển tốt tổng đàn hiện có gần 40 con. Theo ông Lệ thì nuôi bò vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại không tốn công chăm sóc. Để có đồng cỏ cho bò ăn, gia đình ông thường cắt cây tràm theo hình thức cuốn chiếu, mỗi đợt với diện tích 10 ha, sau đó trồng mới lại chừng được 1 năm cây tràm tốt, rồi thả bò vào khu vực này, thức ăn cho bò cũng dồi dào và hạn chế được dịch bệnh. Từ khi nuôi đến nay, gia đình thường xuyên có bò thịt để bán, mang lại nguồn thu đáng kể. Từ hiệu quả đó, cũng như nhiều hộ dân khác, ông Lệ đang có nguyện vọng được gia hạn nguồn vốn vay thêm 12 tháng. 
Gần trang trại của gia đình ông Lệ, còn có hộ anh Trần Văn Bắc, cũng chăn nuôi bò hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao. Anh Bắc phấn khởi: Trước đây, anh là lao động tự do, không có việc làm ổn định, rồi vào đây làm trang trại phát triển kinh tế với diện tích 10 ha. Nhận thấy đất đồi rừng rộng, thuận lợi cho việc chăn thả bò, gia đình anh đăng ký vay vốn nuôi bò hàng hóa theo chủ trương, chính sách của huyện. Kể từ khi nuôi bò, anh có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định nên kinh tế gia đình khấm khá hơn nhiều. Hiện trang trại anh Bắc có hơn 20 con bò. Anh cho biết, nuôi bò đem lại giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với các loài vật nuôi khác, hơn nữa thị trường tiêu thụ dễ dàng nên tập trung phát triển đàn bò vẫn là hướng ưu tiên của gia đình thời gian tới. 
Ông Nguyễn Hồng Phi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết, chủ trương, chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay để người dân địa phương phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa được triển khai thực hiện từ tháng 3/2014. Theo đó, có 13 hộ dân được hỗ trợ với số tiền vay 200 triệu đồng/hộ, thời gian vay là 1 năm. Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo đi kiểm tra, khảo sát, bình xét các hộ đủ điều kiện tham gia xây dựng mô hình một cách chặt chẽ, công bằng, khách quan. Những gia đình được hỗ trợ vốn vay yêu cầu phải đảm bảo về chuồng trại, lao động, công tác thú y và số lượng nuôi từ 20 con trâu, bò trở lên mới đủ tiêu chuẩn. 
Sau 1 năm triển khai, qua kiểm tra thực tế cho thấy các hộ tham gia xây dựng mô hình đều sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy nguồn vốn vay có hiệu quả. Nhiều hộ tập trung đầu tư chăn nuôi trâu, bò hàng hóa theo hướng trang trại có quy mô, số lượng tổng đàn lớn, điển hình như hộ anh Trần Văn Lệ ở thôn 2, xã Long Sơn, trong chuồng luôn có từ 45 - 50 con bò, giá trị của tổng đàn trên 750 triệu đồng, hay gia đình anh Hồ Sỹ Cường ở thôn Hạ Du, xã Cẩm Sơn, luôn duy trì 21 con trâu, giá trị tổng đàn trên 600 triệu đồng...
Hiện nay, có 9/13 hộ áp dụng hình thức nuôi nhốt có chăn dắt, trồng cỏ, sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn tinh (cám gạo, ngô) nên đàn trâu, bò phát triển nhanh, số lượng trâu, bò luân chuyển bán ra, mua vào thực hiện thường xuyên, điển hình như hộ anh Lê Hoài Thanh ở thôn 3, xã Tam Sơn; hộ chị Phạm Thị Bưởi, thôn 1, xã Thành Sơn; hộ anh Trần Văn Hương, thôn 7, xã Hùng Sơn... Có 4/13 hộ chăn nuôi theo hình thức chăn thả trong vườn rừng, không sử dụng thức ăn tinh, chú trọng gây dựng, chọn lựa đàn bố mẹ cho sinh sản để bán me, nghé nên số lượng trâu, bò luân chuyển bán ra, mua vào chậm hơn so với hình thức nuôi nhốt, chăn dắt, có đầu tư bổ sung thức ăn tinh. 
Từ hiệu quả trên, có thể khẳng định chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa của huyện Anh Sơn là đúng hướng, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của địa phương, mở ra hướng đi đem lại hiệu quả cao cho hoạt động chăn nuôi.  
Văn Đăng

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.