Bang California chống Trump kịch liệt

Căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo bang California đã leo thang thành một cuộc chiến chính trị toàn diện.

Hãng Fox News cho hay, Thống đốc Jerry Brown của bang California và các đồng minh của ông tuyên bố chống lại Tổng thống – từ các thành phố bảo hộ cho tới các chính sách môi trường.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Time
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Time

‘Phát súng’ mới nhất do Tổng thống Trump đưa ra chính là lời đe dọa sẽ ngừng cấp tài chính cho bang California, nếu bang này cố trở thành bang ‘bảo hộ’ cho người nhập cư.

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News gần đây, ông Trump chỉ trích các nhà lập pháp tại California đã tìm cách ngăn cản lực lượng hành pháp hợp tác với các nhân viên di trú liên bang, cụ thể là dự luật SB54 của Thượng nghị sĩ Kevin De Leon.

Mục đích các nghị sĩ đảng Dân chủ tại California đề ra dự luật nhằm bảo vệ người nhập cư bất hợp pháp tại tiểu bang này, đồng thời cấp chi phí trả cho các luật sư bào chữa cho những người có nguy cơ bị trục xuất.

Hiện, ước tính tại California có 2,3 triệu người nhập cư bất hợp pháp. Các thành phố lớn của bang California như Los Angeles, San Francisco, Sacramento, đều có chính sách tích cực bảo vệ người nhập cư bất hợp pháp.

Ông Trump nói dự luật này ‘khôi hài’, đồng thời đe dọa cắt giảm ngân sách như một thứ ‘vũ khí’, đáp trả lại các bang và chính quyền địa phương không chấp hành luật di trú liên bang.

“Nếu phải làm, chúng tôi sẽ cắt tài chính. Chúng tôi cấp lượng tiền khổng lồ cho California. California đang mất kiểm soát theo nhiều cách…Tôi không muốn cắt giảm tài chính của bang hay một thành phố".

"Tôi không muốn cắt tài chính của bất kỳ ai. Tôi muốn cấp cho họ khoản tiền họ cần để vận hành thích đáng. Nhưng nếu họ trở thành các thành phố bảo hộ, chúng tôi có thể buộc phải làm vậy. Khi đó, đây đúng là vũ khí” – ông Trump nói.

Tuy nhiên, Nghị sĩ De Leon phản pháo lại rằng California ‘còn lâu mới rơi vào tình trạng mất kiểm soát’.

ang tạo ra công ăn việc làm nhanh hơn bất kỳ bang nào khác, và những người nhập cư đang đóng vai trò then chốt cho nền kinh tế thịnh vượng của chúng tôi".

"Chúng tôi là đầu máy cho sự cách tân của đất nước và tăng trưởng việc làm, và bang này đóng thuế liên bang hàng năm nhiều hơn mức mà họ nhận lại. Nền kinh tế của chúng tôi đứng thứ sáu trên thế giới, và chiếm 13% tỷ lệ GDP của đất nước” – ông De Leon giải thích.

Thống đốc Brown đang sẵn sàng biến bang mà ông lãnh đạo thành tiền đồn kháng chiến chống lại Tổng thống Trump, và tìm cách chống trả các nỗ lực của chính quyền nhằm đảo lộn chính sách môi trường.

“Chúng tôi có các nhà khoa học, luật sư và chúng tôi sẵn sàng chiến đấu” – ông Brown nói.

Ngoài ra, ông Trump cũng phải đối mặt với các chỉ trích từ California – cả lĩnh vực công và tư – vì sắc lệnh hành pháp về người nhập cư mới đây. Trong một động thái đoàn kết hiếm hoi, các nhà điều hành hãng công nghệ ở Thung lũng Silicon đã đệ trình một văn bản (theo định chế ‘bạn của tòa án’) lên Tòa Phúc thẩm số 9 tại San Francisco, hỗ trợ cho vụ kiện chống lại sắc lệnh của Tổng thống.

Văn bản này nhằm phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump, với lý do lệnh này có tính phân biệt chủng tộc và tác động tiêu cực tới doanh nghiệp.

“Những người nhập cư hoặc con cái của họ đã sáng lập nên hơn 200 trong số các công ty nằm trong bảng danh sách 500 công ty hàng đầu nước Mỹ. Tổng cộng, các công ty này mang lại doanh thu hàng năm 4,2 nghìn tỷ USD, và mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người Mỹ” – trích bản tuyên bố.

California cũng là bang bỏ phiếu áp đảo chống lại ứng cử viên Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Thậm chí, bang này còn từng có ý tưởng trưng cầu dân ý, tách ra khỏi nước Mỹ để trở thành quốc gia độc lập, sau khi ông Trump thắng cử.

Theo Vietnamnet

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.