Bất ngờ về khả năng xảy ra Thế chiến thứ 3?

(Baonghean.vn) - Dư luận đang hết sức quan tâm về việc các cơ quan báo chí phương Tây đồng loạt đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra Thế chiến thứ 3. Điều đáng nói là, nhìn vào tương quan các mối quan hệ quân sự, ngoại giao diễn biến dồn dập trong thời gian gần đây, có thể khẳng định cơ sở để đưa ra cảnh báo nói trên có tính thuyết phục rất cao. Liệu cảnh báo đó có trở thành sự thật?

Ngoại trưởng UAE khẳng định sẽ theo dõi diễn biến cuộc chiến chống IS để cân nhắc các hành động tiếp theo
Ngoại trưởng UAE khẳng định sẽ theo dõi diễn biến cuộc chiến chống IS để cân nhắc các hành động tiếp theo

Bước sang tháng 2, có vẻ như các mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia đang được “khởi động” trở lại, một số mâu thuẫn trở nên căng thẳng hơn, diễn biến xấu hơn, tiềm ẩn nhiều khả năng xung đột khó lường.

Mới đây nhất, ngày 8/2 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu bất ngờ tổ chức đợt kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng của Quân khu miền Nam. Hoạt động này được dư luận hết sức chú ý, nhất là trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đang “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”.

Tại sao Nga một mặt cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên thổi phồng các mâu thuẫn ngoại giao, trong khi Bộ Quốc phòng lại tăng cường khả năng chiến đấu?

Lý lẽ của Nga cho rằng việc kiểm tra chỉ nhằm tăng cường khả năng đối phó với các tình huống khủng hoảng khác nhau, trước hết là các mối đe dọa khủng bố, thảm họa thiên nhiên và nhân tạo.

Tuy nhiên, ông Shoigu cũng cho thấy khả năng tiên liệu về những đe dọa quân sự ở mức độ cao khi nhấn mạnh “sự cần thiết của việc kiểm tra khả năng sẵn sàng của không quân và lực lượng phòng không trước nhiệm vụ đẩy lùi cuộc không kích của đối phương, bảo vệ các chủ thể quân sự và tổ chức chính quyền quan trọng”.

Ở Châu Á, một diễn biến bất ngờ khác là các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) khẳng định sẵn sàng gửi lục quân tham gia hỗ trợ liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.

 Ngày 7/2, Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash phát ngôn đầy khẩu khí thiện chiến: “Chiến dịch chống IS nên bao gồm cả những đơn vị trên mặt đất… Chúng tôi không đề cập đến những binh đoàn hàng nghìn quân, chúng tôi sẽ chỉ nói về những binh sĩ trên bộ làm nhiệm vụ dẫn đường, hỗ trợ và huấn luyện.Sự lãnh đạo của Mỹ trong những nỗ lực này là điều kiện tiên quyết”.

Được biết, Saudi Arabia cũng tuyên bố sẵn sàng gửi quân tham chiến cùng Mỹ ở Syria để chống lại IS.

Tại quốc gia được coi là “thùng thuốc nổ” của thế giới, ngày 6/2 Ngoại trưởng Syria tuyên bố hùng hổ: Damascus sẽ chống lại bất cứ hành động xâm lấn lãnh thổ nào và sẽ gửi những kẻ xâm lược về nhà “trong những chiếc quan tài”.

Và đặc biệt hơn, dữ kiện được cho là “ngòi nổ” có thể dẫn đến thế chiến thứ 3 chính là tuyên bố có thể tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 7/2, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bộc lộ thái độ tham chiến của nước này tại Syria: “Chúng tôi không muốn lặp lại sai lầm ở Syria như ở Iraq”.

Điều mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho là sai lầm trước đây là việc Quốc hội đã từ chối đề nghị cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Iraq hồi năm 2003. Có nghĩa là, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ để tấn công Syria, coi như tháo then chốt cuối cùng ngăn chặn khả năng xảy ra đại chiến sự mà nhiều nước nỗ lực ngăn chặn.

Ông Recep Tayyip Erdogan tỏ ra cực đoan: “Khi cần thiết, anh sẽ làm điều anh cần. Hiện tại, lực lượng an ninh của chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống”.

Vậy là, cùng với Saudi Arabia tuyên bố có thể sẽ đưa bộ binh sang Syria hỗ trợ cho các lực lượng Hồi giáo Sunni chống chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad, và khả năng UAE có thể đưa bộ binh sang Syria tham chiến, một đại chiến chống lại IS có thể sẽ rầm rộ diễn ra và khi đó không một thế lực nào có thể khoanh tay ngồi yên bởi chẳng ai lường trước được sau đó sẽ là điều gì.

Hậu “loạn chiến” tại Syria, biết đâu có thể là đại chiến toàn diện giữa người Hồi giáo Sunni với Shiite, giữa thế giới phương Đông với phương Tây, giữa khủng bố với phương Tây, mà đằng sau đó là giữa đồng minh Mỹ và NATO với đồng minh Nga và Trung Quốc…

Vì những lẽ đó, cảnh báo về đại chiến thế giới lần thứ 3 của báo chí phương Tây là điều cần được lưu tâm và theo dõi!

Chí Linh Sơn

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.