Bí kíp trồng thanh long ruột đỏ có hàng trăm triệu mỗi năm của lão nông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù thời tiết năm nay không được thuận lợi, đầu vụ nắng nóng, ít mưa, nhưng nhờ được trồng theo công nghệ Nhật Bản nên thanh long ở Đô Lương (Nghệ An) luôn nặng trĩu quả.

Những ngày này gia đình ông Đặng Anh Tuấn ở xóm 7, xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương luôn bận rộn với công việc thu hoạch thanh long ruột đỏ. Riêng khu vực trồng theo công nghệ mới của Nhật Bản, năng suất cho gấp 3 lần so với việc trồng theo phương pháp truyền thống.

Ông Tuấn cho biết: “Đây là đợt thứ 3 trong năm 2019 gia đình thu hoạch Thanh long. Trong số 1,3 ha này có 0,3 ha được trồng theo công nghệ Nhật Bản đã thu hoạch được 5 tấn quả. Riêng 1 ha còn lại thu hoạch được 6 tấn quả, vì vẫn trồng theo phương pháp truyền thống”.

Vườn cây Thanh Long trồng theo công nghệ Nhật Bản với hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Ảnh: Lê Ngọc Phương
Vườn cây Thanh Long của gia đình ông Đặng Anh Tuấn ở xóm 7, xã Xuân Sơn, Đô Lương. Ảnh: Ngọc Phương

Thanh long trồng theo công nghệ Nhật Bản ở vườn gia đình ông Tuấn khác với cách trồng truyền thống, đó là thanh long được trồng theo hàng dài, gốc cách nhau 0,8m, có hệ thống tưới nước tự động. Việc bón phân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, hỗ trợ thêm phân bón qua lá nhập ngoại để tăng thêm độ ngọt cho quả. Trồng theo phương pháp này, năng suất sẽ cao vượt trội, bởi diện tích đất được tiết kiệm hơn việc thanh long trồng theo trụ cách nhau đến 3m.

Thanh long
Vườn thanh long ruột đỏ trĩu quả của gia đình ông Tuấn. Ảnh: Ngọc Phương

Ông Tuấn cho biết thêm: Thanh long thường cho thu hoạch 6 đợt, mỗi tháng 1 đợt vào trước ngày mồng một. Năm nay là năm thứ 4 gia đình thu hoạch thanh long ruột đỏ diện tích 1,3 ha. Với giá 25.000đ/kg, gia đình thu về gần 200 triệu đồng/năm sau khi đã trừ các khoản chi phí vật tư, phân bón.... Thanh long ruột đỏ dễ trồng, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng huyện Đô Lương nên chất lượng tốt.

Thanh Long trồng theo công nghệ Nhật Bản gốc cách nhau chỉ 0,8m. Ảnh: Lê Ngọc Phương
Vườn  thanh long trồng theo công nghệ Nhật Bản với hệ thống tưới nước nhỏ giọt, gốc cách nhau chỉ 0,8m. Ảnh: Ngọc Phương

Điều lưu ý nhất khi trồng thanh long ruột đỏ là phải đảm bảo chân đất không dốc nhưng lại thoát nước tốt. Nhu cầu nước tưới của cây rất cao, cần phải khoan giếng hoặc có nguồn nước đầy đủ.

Ông Đặng Anh Tuấn ở xóm 7, xã Xuân Sơn, Đô Lương 

Mỗi gốc thanh long, thông thường gia đình ông Tuấn chỉ để 5 - 6 nhánh chính, mỗi nhánh 4 - 5 cành, mỗi cành để lại 3- 4 quả/lứa. Tính ra, mỗi gốc thanh long ruột đỏ có thể cho thu hoạch 5- 7kg quả/lứa, tương đương 100 - 150 nghìn đồng/lứa. Bình quân, thanh long ruột đỏ cho 6 lứa/năm, tính ra mỗi gốc cho nguồn thu 700 nghìn đồng.

Thanh long
Thanh long đỏ mỗi gốc thường để 4-5 cành. Ảnh: Ngọc Phương

Việc trồng thành công mô hình thanh long ruột đỏ theo công nghệ Nhật Bản không những đem về thu nhập cao cho gia đình ông Tuấn mà còn tạo ra sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn, chất lượng quả ngọt, thơm ngon. Mô hình này được thực hiện theo dự án của Sở Khoa học Công nghệ và Trạm Khuyến nông Đô Lương. Từ hiệu quả của mô hình, rất cần nhân rộng ở các địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.