Cần tính toán lại thời gian luân chuyển và biệt phái của giáo viên

Mai Hoa 05/06/2020 15:00

(Baonghean.vn) - Đó là 1 trong các ý kiến được nêu tại hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện Nghi Lộc với hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn các trường học trên địa bàn vừa diễn ra sáng nay (5/6).

Sáng 5/6, huyện Nghi Lộc tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn 86 trường thuộc 3 cấp học trên địa bàn toàn huyện. Ảnh: Mai Hoa
Sáng 5/6, huyện Nghi Lộc tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn 86 trường thuộc 3 cấp học trên địa bàn toàn huyện. Ảnh: Mai Hoa

Giải quyết bài toán biệt phái, luân chuyển

Vấn đề có nhiều ý kiến đề cập tại hội nghị là việc thực hiện chủ trương luân chuyển, điều chuyển giáo viên, cán bộ quản lý và đưa giáo viên đi biệt phái tại các trường vùng khó khăn. Nhiều ý kiến khẳng định, công tác này thời gian qua huyện đã có phương án, cách làm công khai, minh bạch và hiệu quả; minh chứng là không có đơn thư, khiếu nại trong vấn đề này.

Tuy nhiên, thực tiễn vẫn đặt ra một số bất cập mà theo ý kiến của cô Dương Thị Hoa - Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Lâm, thời gian luân chuyển, biệt phái chỉ 1 - 2 năm sẽ tạo tâm lý đi “nghĩa vụ” để về, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đối với các trường tiếp nhận giáo viên luân chuyển, biệt phái.

C
Các đại biểu tham gia cuộc đối thoại. Ảnh: Mai Hoa

Cùng nêu vấn đề này, thầy Nguyễn Đình Hội - Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Thạch cho rằng, thời gian luân chuyển, biệt pháo 1- 2 năm và sau khi trở về được 1 - 2 năm có giáo viên lại tiếp tục luân chuyển, biệt phái lần 2, lần 3, tạo tư tưởng cho giáo viên.

Từ thực tiễn đó, thầy Nguyễn Đình Hội đề xuất huyện cần tăng thời gian luân chuyển, biệt phái lên 3 năm và mỗi giáo viên chỉ đi một lần.

Ngoài thời hạn thì một số ý kiến cũng nêu bất cập trong việc đánh giá, xếp loại đối với giáo viên luân chuyển, biệt phái.

Cô
Cô Dương Thị Hoa - Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Lâm cho rằng cần tăng thời gian giáo viên luân chuyển, biệt phái đến các trường. Ảnh: Mai Hoa

Một số ý kiến cũng đề xuất huyện cần thay đổi quy chế luân chuyển, điều chuyển giáo viên từng vùng này sang vùng khác mà nên luân chuyển trong cụm với nhau, tránh việc đi lại quá xa cho giáo viên.

Mặt khác cần thực hiện luân chuyển đối với các trường hợp cán bộ quản lý đảm nhiệm một chức vụ ở một môi trường trên 10 năm; luân chuyển giáo viên có thời gian công tác nhiều năm trong trường nhưng không có sự sáng tạo hay đóng góp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục để tránh sức ỳ, tạo động lực cho giáo viên vươn lên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Nguyễn Đình Hải – Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Văn, trăn trở,
Thầy giáo Nguyễn Đình Hải - Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Văn đề nghị huyện cần có chiến lược đảm bảo ổn định nguồn giáo viên cho trường khó khăn, tránh bị động thông qua luân chuyển, biệt phái. Ảnh: Mai Hoa

Giải quyết trên tinh thần trách nhiệm

Tại cuộc đối thoại có 13 hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn các trường học gửi đến cấp ủy, chính quyền huyện Nghi Lộc 30 vấn đề bất cập, bức xúc liên quan đến chất lượng giáo dục, luân chuyển, điều chuyển cán bộ quản lý và giáo viên, thực hiện chính sách cho người lao động.

Kết luận tại cuộc đối thoại, đồng chí Phạm Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc yêu cầu UBND huyện và các phòng, ban liên quan cần nghiên cứu để giải quyết, trả lời đầy đủ các ý kiến được nêu ra tại cuộc đối thoại với quan điểm là phải giải quyết, tháo gỡ được các bức xúc, đúng quy định.

Đồng chí Phạm Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc đặt ra yêu cầu đối với UBND huyện và các xã cần tao ra bước đôt phá trong CCHC trong giai đoạn tới theo hướng thực chất, thiết thực. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Phạm Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc nhấn mạnh quan điểm giải quyết, tháo gỡ được các bức xúc đúng quy định. Ảnh: Mai Hoa

Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc giao UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan và cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp để giải quyết dứt điểm “câu chuyện” nợ BHXH ở các nhà trường trước ngày 31/8/2020, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi về hưu hoặc nghỉ thai sản, ốm đau.

Nếu lỗi thuộc về trách nhiệm quản lý nhà nước thì phải khắc phục và nếu thuộc về các nhà trường thì Hiệu trưởng và kế toán các nhà trường phải chịu tránh nhiệm, chứ không để người lao động bị thiệt thòi.

Quang cảnh cuộc đối thoại. Ảnh: Mai Hoa
Quang cảnh cuộc đối thoại. Ảnh: Mai Hoa

Đồng thời giao UBND huyện nghiên cứu để điều chỉnh, sửa đổi quy định luân chuyển, điều chuyển cán bộ quản lý và biệt phái giáo viên mang lại hiệu quả, vừa giải quyết được khó khăn cho các trường yếu và thiếu giáo viên, vừa tạo động lực, sự phấn đấu của cán bộ quản lý, giáo viên; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.

Bí thư Huyện ủy cũng cam kết sẽ tiếp tục có cơ chế chính sách đầu tư cơ sở vật chất đối với 78 trường học đang khó khăn thông qua cơ chế xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây dựng nông thôn mới; tuy nhiên về phía các địa phương, các nhà trường cũng phải nỗ lực thu hút các nguồn lực để đầu tư…

Cần tính toán lại thời gian luân chuyển và biệt phái của giáo viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO