Chân dung Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Trump

(Baonghean) - Vừa qua, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo lựa chọn Chủ tịch, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia của Mỹ Exxon Mobil, ông Rex Tillerson làm Ngoại trưởng mới của Mỹ trong chính phủ của ông từ năm tới. Tại sao ông Rex lại được chọn và đâu là những thách thức đang chờ đợi Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Trump?
Từ CEO tập đoàn đến Ngoại trưởng thân Nga
Rex Tillerson trở thành Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Dầu khí Exxon Mobil từ năm 2006. Trước đó từ năm 1975, sau khi nhận bằng cử nhân ngành kỹ thuật xây dựng, ông chính thức bắt đầu gia nhập Exxon Mobil. Đây là tập đoàn hoạt động trên phạm vi hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. Riêng về cá nhân, Tillerson đứng thứ 29 trong danh sách 200 CEO được trả lương cao nhất năm 2016 do New York Times bình chọn. Ông có tài sản ước tính 150 triệu USD.
Với những thông tin này thì việc Tillerson được chọn vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ không phải là bất ngờ. Bởi thời gian qua, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thể hiện rõ xu hướng lựa chọn các doanh nhân triệu phú, tỷ phú hoặc các tướng về hưu vào các vị trí chủ chốt trong Chính phủ. Ông Tillerson năm nay 64 tuổi và sẽ về hưu vào tháng 3/2017 khi bước sang tuổi 65 - mức tuổi nghỉ hưu bắt buộc của Exxon. 
Dù không có kinh nghiệm chính trường, nhưng CEO Rex Tillerson được Tổng thống đắc cử Donald Trump tín nhiệm chỉ định vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: AP
CEO Rex Tillerson được Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ định vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: AP
Đáng chú ý, ông Tillerson chưa hề có kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại cũng như điều hành trong các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên bù lại, ông Tillerson có quan hệ tốt với nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đặc biệt, ông từng phản đối áp đặt các lệnh trừng phạt lên lĩnh vực năng lượng của Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014. Tiếp nữa, trong số 50 quốc gia mà tập đoàn của ông hoạt động cũng có Nga.
Nhìn lại, Tập đoàn Exxon Mobil của ông Tillerson hoạt động tại Nga từ cuối những năm 1990. Năm 2011, Tillerson còn thiết lập quan hệ đối tác với Rosneft, tập đoàn dầu khí quốc gia lớn nhất nước Nga để thăm dò dầu khu vực Biển Đen và Bắc Cực. Ông Tillerson còn là bạn của Igor Sechin, Chủ tịch Tập đoàn Rosneft đồng thời là cựu Phó Thủ tướng Nga. Không chỉ vậy, năm 2013, ông Tillerson được Tổng thống Nga Putin trao Huân chương Tình bạn.
Nga mừng - Trung Quốc lo
Sau khi biết tin ông Rex Tillerson được chỉ định là Ngoại trưởng Mỹ, Trợ lý chính sách đối ngoại Điện Kremlin Yuri Ushakov phát biểu với báo giới không tiếc lời khen rằng, “ông Tillerson đã tích cực hỗ trợ hợp tác kinh doanh và được mọi người biết đến”.
Theo ông Yuri, Tổng thống Putin cùng nhiều quan chức Nga vốn đã có quan hệ tốt với ông Tillerson; đồng thời, Nga cũng muốn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trong quan hệ song phương đang không làm hài lòng cả Nga và Mỹ.
Tất nhiên theo dư luận đánh giá, Tổng thống Putin chắc hẳn sẽ rất vui mừng với thông tin này. Một khi một nhân vật từng có quan hệ tốt đẹp với Nga giữ chức Ngoại trưởng Mỹ thì quan hệ căng thẳng Nga - Mỹ có thể sẽ bước vào trang mới khởi sắc hơn. Từ đó, quan hệ giữa Nga với các nước châu Âu cũng sẽ phần nào cải thiện.
Về phía Mỹ, giới quan sát đánh giá, Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Tillerson không đơn giản chỉ là cải thiện quan hệ với Nga. Đó còn là mục tiêu muốn lôi kéo và chia tách Nga ra khỏi Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mỹ. Bởi nhìn lại thời gian qua, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã trở nên nồng ấm hơn bao giờ hết, không chỉ trong hợp tác song phương mà trong việc thể hiện tiếng nói trong các hồ sơ nóng quốc tế.
Rõ ràng, Mỹ sẽ chỉ bất lợi khi đứng về một phe, và phe còn lại là Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, Trung Quốc trong mắt Tổng thống Trump vốn là quốc gia khiến Mỹ mất rất nhiều việc làm, cũng là nơi đánh thuế cao với doanh nghiệp Mỹ… Vì vậy, chưa biết ngoại trưởng Mỹ trong tương lai sẽ định hình quan hệ với Nga và Trung Quốc ra sao, nhưng động thái này của Tổng thống Trump cũng đang khiến Bắc Kinh phải bận tâm.
Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil - Rex Tillerson (phải) bắt tay Tổng thống Nga Putin hồi năm 2012 tại Nga. Ảnh: Ria Novosti
Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil - Rex Tillerson (phải) và Tổng thống Nga Putin hồi năm 2012 tại Nga. Ảnh: Ria Novosti
Thách thức bộn bề
Chưa chính thức nhậm chức, nhưng hàng loạt thách thức đã đặt ra với ông Rex Tillerson ngay từ thời điểm này. Đó là điều tiết mối quan hệ với Nga, với Trung Quốc và các đối tác lớn khác; xử lý các hồ sơ nóng thế giới vẫn còn dang dở như Syria, Ukraine, Iraq, bán đảo Triều Tiên… Theo các ý kiến lạc quan, ông Rex vốn đã có hành trang là khả năng quản lý một doanh nghiệp toàn cầu, luôn có thái độ làm việc cần mẫn và liêm chính. Đây là những yếu tố quan trọng để có thể vận hành thành công cơ quan Ngoại giao Mỹ. Chính Tổng thống Trump cũng nhận xét rằng, mối quan hệ của ông Tillerson với các lãnh đạo trên thế giới là không ai bằng. Mặc dù khác với các Ngoại trưởng tiền nhiệm thường có xu hướng am hiểu về chính phủ hay quân đội, ông Tillerson được đánh giá sẽ đưa một viễn cảnh kinh doanh toàn cầu mạnh mẽ vào chính sách ngoại giao của xứ cờ hoa. 
Tuy nhiên, liệu châu Á - Thái Bình Dương sẽ nằm ở đâu trong chính sách đối ngoại sắp tới, hay vấn đề khí hậu sẽ ra sao. Bởi bất kỳ một Ngoại trưởng Mỹ nào cũng sẽ phải bận tâm đến khu vực năng động hàng đầu thế giới này. Nhưng liệu sẽ phải điều tiết ra sao với quan điểm phản đối TPP của Tổng thống Trump. Hay vấn đề biến đổi khí hậu, có thể ông Tillerson sẽ mâu thuẫn với chính Tổng thống đắc cử Donald Trump. Biểu hiện là trong suốt quá trình vận động tranh cử Tổng thống vừa qua, trong khi ông Trump liên tục tuyên bố phản đối, thì Tập đoàn Exxon Mobil của ông Tillerson lại bày tỏ thái độ ủng hộ thỏa thuận Paris hồi cuối năm ngoái, nhằm cắt giảm khí thải CO2 trên toàn cầu. 
Đó là những thách thức trong tương lai xa, còn trước mắt, hòn đá tảng tại Thượng viện Mỹ có thể sẽ cản bước quyết định bổ nhiệm ông Tillerson. Bởi hiện đang có nhiều ý kiến của các Thượng nghị sĩ đặt câu hỏi về sự thân thiện của ông Tillerson với Nga cũng như thắc mắc, liệu ông sẽ ưu tiên lợi ích nước Mỹ hay là các lợi ích riêng của công ty ông và giới tài phiệt? Các nghị sĩ thuộc cả đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng đều đang đặt những dấu hỏi lớn cho khả năng đối ngoại của ông Tillerson. Đây chắc chắn sẽ là những khó khăn và thách thức mà ông Tillerson sẽ phải mất nhiều công sức để vượt qua, nếu ông chính thức trở thành Ngoại trưởng Mỹ.
Khang Duy

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân