Chân dung thái tử nối ngôi Quốc vương Thái Lan

Sau khi Quốc vương Thái Lan băng hà, Thái tử Maha Vajiralongkorn là người kế vị theo luật định nhưng dân chúng nước này đang lo ngại bởi tính cách có phần khác thường của ông.

Thái tử Maha Vajiralongkorn. Ảnh: Reuters
Thái tử Maha Vajiralongkorn. Ảnh: Reuters

Chiều 13/10, Hoàng cung Thái Lan thông báo Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà ở tuổi 88.

Quốc hội Thái Lan kết thúc phiên họp đặc biệt vào tối 13/10 mà không tuyên bố người thừa kế ngôi vị, Thái tử Maha Vajiralongkorn, lên nối ngôi, theo Reuters. Mục 23 của Hiến pháp Thái Lan năm 2007 quy định khi ngai vàng bỏ trống và Quốc vương đã chỉ định người thừa kế ngôi vị theo Luật kế vị hoàng cung năm 1924, nội các phải thông báo cho chủ tịch quốc hội để triệu tập cuộc họp ghi nhận sự kế vị này. Sau đó, chủ tịch quốc hội sẽ mời người kế vị, tức Thái tử Maha Vajiralongkorn, lên nối ngôi và chính thức tuyên bố ông trở thành quốc vương.

Phát biểu với phóng viên tối cùng ngày, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết việc bổ nhiệm người kế vị sẽ tuyên bố sau. Ông nói: "Chúng ta hãy chờ một thời gian thích hợp". Ông cũng thêm rằng Thái tử Maha Vajiralongkorn đã yêu cầu cho ông thời gian để tang Quốc vương cùng với người dân cả nước.

Sinh năm 1952, Thái tử Maha Vajiralongkorn là con thứ hai và cũng là con trai duy nhất trong 4 người con của Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit. Năm 1972, Quốc vương Adulyadej sắc phong Vajiralongkorn tước hiệu Thái tử, xác lập ngôi vị thừa kế ngai vàng.

Binh nghiệp

Sau khi hoàn tất chương trình tiểu học ở Thái Lan, Vajiralongkorn được đưa sang học các trường tư thục tại Anh và Australia. Tiếp đó, ông theo học tại Đại học Quân sự Hoàng gia Australia ở Canberra từ năm 1972 - 1976. Ông tiếp tục học tại Trường Chỉ huy Tham mưu của Lục quân Hoàng gia Thái Lan và tốt nghiệp năm 1978.

Bên cạnh đó, ông còn lấy bằng cử nhân luật tại Đại học Sukhothai Thammatirat ở Bangkok vào năm 1987. Năm 1990, ông theo học Trường Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Hoàng gia Anh. Thái tử Vajiralongkorn cũng tham gia nhiều khóa huấn luyện quân sự ở Australia, Mỹ, bao gồm huấn luyện bay, nhảy dù, tác chiến đặc biệt, sử dụng vũ khí hạng nhẹ và các loại vũ khí khác trong chiến tranh hiện đại.

Kể từ năm 1975, ông theo con đường sĩ quan chuyên nghiệp trong quân đội hoàng gia với vai trò sĩ quan tham mưu tại Cơ quan Tình báo Quân đội Thái Lan. Năm 1978, ông trở thành người đứng đầu Tiểu đoàn cận vệ của Quốc vương.

Ông cũng là phi công máy bay quân sự và máy bay trực thăng. Mặc dù binh nghiệp được xem như con đường phát triển phổ biến của các thái tử trên thế giới, nhưng Vajiralongkorn là trường hợp đặc biệt trong số những thái tử hiện nay bởi ông rất tích cực tham gia các hoạt động của quân đội. Tuy nhiên, những năm gần đây, vai trò của ông trong quân đội chủ yếu mang tính hình thức. Ông đang giữ hàm tướng trong Lục quân Hoàng gia Thái Lan, hàm đô đốc trong Hải quân Hoàng gia và hàm thượng tướng trong Không quân Hoàng gia.

Ba lần ly dị

Thái tử Maha Vajiralongkorn và vương phi Srirasmi Suwadee vào năm 2006 khi chưa ly dị nhau. Ảnh: Reuters
Thái tử Maha Vajiralongkorn và vương phi Srirasmi Suwadee vào năm 2006 khi chưa ly dị nhau. Ảnh: Reuters

Thái tử Vajiralongkorn có đến ba người vợ và đều đã ly dị. Theo trangroyalcentral.co.uk, năm 1977, Vajiralongkorn cưới Soamsawali Kitiyakara, một người em họ về phía đằng mẹ ông. Họ có với nhau một con gái là Công chúa Bajrakitiyabha. Vào cuối thập niên 1970, Thái tử Vajiralongkorn sống chung với nữ diễn viên Yuvadhida Polpraserth dù chưa ly dị người vợ đầu.

Năm 1993, hai người ly dị. Một năm sau, Vajiralongkorn kết hôn với Polpraserth. Cho đến lúc bấy giờ, Vajiralongkorn và Polpraserth đã có 5 người con, 4 trai, một gái. Năm 1996, Vajiralongkorn cáo buộc Polpraserth ngoại tình khi cô và các con bỏ trốn sang Anh rồi sau đó qua Mỹ. Họ ly dị ngay trong năm 1996. Thái tử Vajiralongkorn đưa một người con gái của ông với Polpraserth về Thái Lan và sắc phong tước hiệu công chúa. Tất cả 4 người con còn lại đều bị hủy tước hiệu hoàng tộc.

Năm 2001, Vajiralongkorn kết hôn lần thứ ba với Srirasmi Suwadee, một thường dân làm nữ hầu cho ông từ năm 1992. Cuộc hôn nhân này được giữ kín cho đến năm 2005 khi Suwadee sinh hạ con trai và được sắc phong danh hiệu vương phi. Tuy nhiên, đến năm 2014, Thái tử Vajiralongkorn yêu cầu Bộ Nội vụ tước bỏ họ hoàng tộc Akharaphongpreecha đã ban cho gia đình nhà vợ vì một số bà con bên vợ vướng cáo buộc tham nhũng.

Cũng trong năm đó, vương phi Suwadee bị thu hồi tước hiệu và họ hoàng tộc, đồng thời ly hôn với Vajiralongkorn.

Lo ngại

Từ trái sang: Quốc vương Bhumibol Adulyadej, Thái tử Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu  Sirikit vào năm 1999. Ảnh: AFP
Từ trái sang: Quốc vương Bhumibol Adulyadej, Thái tử Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu Sirikit vào năm 1999. Ảnh: AFP

Bình luận viên Juliana Rose Pignataro của International Business Timesnhận xét Thái tử Maha Vajiralongkorn không được dân chúng yêu mến giống như cha mình. Họ lo ngại phong cách khác thường và khó đoán của ông sẽ gây tổn hại cho đất nước.

Năm 2007, một đoạn video xuất hiện trên mạng cho thấy Srirasmi Suwadee, người vợ thứ ba của Vajiralongkorn, để ngực trần khi đang cùng chồng ăn tối. Một số hình ảnh do báo Bild của Đức đăng tải hồi tháng 7 cho thấy một người đàn ông, được cho là Thái tử Vajiralongkorn, mặc chiếc quần bò cạp trễ cùng áo crop top màu trắng với tấm lưng phủ kín hình xăm giả, tay bế một con chó, xuất hiện tại sân bay Đức. Cảnh sát Thái Lan cho rằng những bức ảnh này đã bị chỉnh sửa.

Sở thích cá nhân khác thường của Thái tử Vajiralongkorn không phải lý do duy nhất khiến dân chúng Thái Lan thiếu tin tưởng vào ông. Mối quan hệ gần gũi giữa ông với cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra từ lâu đã bị dư luận Thái Lan quan sát kỹ.

Ông Thaksin Shinawatra, một tỷ phú ngành viễn thông, bị phế truất khỏi ghế thủ tướng sau một cuộc đảo chính vào năm 2006. Ông bị cáo buộc cung cấp cho Thái tử Vajiralongkorn những khoản tiền lớn. Hiện ông sống lưu vong ở thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, nhưng vẫn giữ liên lạc với Thái tử Vajiralongkorn, điều mà nhiều người dân Thái Lan không chấp nhận.

Mặc dù quân đội là lực lượng quyền lực nhất trên chính trường Thái Lan nhưng người Thái có lý do chính đáng để lo ngại về ngai vàng trong tương lai. Quốc vương Bhumibol Adulyadej duy trì quyền lực và tính hợp pháp bằng cách ủng hộ các cuộc đảo chính thường xuyên do quân đội tiến hành. Trong suốt 70 năm trị vì, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã chứng kiến 17 cuộc đảo chính. Người dân Thái Lan lo lắng việc trao ngôi báu cho Thái tử Vajiralongkorn có thể gây ra biến động lớn cho một hệ thống chính trị vốn đã thiếu vắng sự ổn định./.

Theo VNE

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân