Chi cục BVTV Nghệ An và mục tiêu nông sản sạch, an toàn, chất lượng

(Baonghean) - Thành lập ngày 5/11/1985, tiền thân là Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) trực thuộc Sở Nông nghiệp Nghệ Tĩnh, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Chi cục BVTV Nghệ An đã khắc phục khó khăn, thiếu thốn, vươn lên hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, xứng đáng là chỗ dựa vững chắc của bà con nông dân và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI)   ở Hưng Nguyên. 	Ảnh: P.V
Kiểm tra mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở Hưng Nguyên. Ảnh: P.V
Từ khi ra đời đến nay, bộ máy và nhiệm vụ của Chi cục BVTV đã 4 lần thay đổi. Đội ngũ cán bộ mỏng, cơ sở vật chất phục vụ công tác còn thiếu thốn. Đơn vị  lại thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn rộng với 276.000 ha đất canh tác nông nghiệp, giống cây trồng và cây trồng đa dạng lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình hình sâu, bệnh hại cây trồng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch hại mới khó lường. Nhưng với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn chi cục đã phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 
Kiểm tra sâu cuốn lá hại lúa hè thu ở Đô Lương.	Ảnh: P.V
Kiểm tra sâu cuốn lá hại lúa hè thu ở Đô Lương. Ảnh: P.V
Một trong những thành tựu nổi bật của chi cục là đã đổi mới công tác điều hành quản lý, thực hiện phương châm hoạt động "bám ruộng, lội đồng", "cầm tay chỉ việc", "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với nông dân, không ngừng đưa công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo, tham mưu chỉ đạo phòng trừ dịch hại trên cây trồng ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng.
Trong suốt 3 thập kỷ qua, đơn vị luôn xác định công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo dịch hại là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, kết quả điều tra phát hiện, dự tính,  dự báo luôn đảm bảo "chính xác", "kịp thời", "không bỏ sót đối tượng", đề xuất các biện pháp phòng trừ hiệu quả, thiết thực. Tiêu biểu đã dự tính, dự báo và tham mưu phòng trừ hiệu quả các đợt dịch như: Dịch sâu đục thân 2 chấm các năm 1987 - 1988, 2005; dịch bọ xít dài năm 1986 - 1991; dịch rầy nâu các năm 1996 - 1998, 2008, 2011; dịch bệnh đạo ôn năm 1992 - 1993; dịch ốc bươu vàng 1995 - 1997; chuột các năm 1997, 1998, 2003; dịch sâu cuốn lá các năm 2002, 2008, 2011, 2014; dịch lùn sọc đen năm 2009; dịch sâu róm thông các năm 1986, 1996, 2003, 2005; chồi cỏ hại mía năm 2009 - 2015; dịch sâu khoang, sâu xanh hại lạc năm 2004,...
Kết quả trong nhiều năm qua các loài dịch hại cây trồng luôn được phát hiện, dự báo và phòng trừ không để lây lan, gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng. Đồng thời chi cục cũng đã phát hiện và phối hợp xác định và đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với nhiều loài dịch hại mới, nguy hiểm trên địa bàn như: Phytoplasma hại mía; vi rút lùn sọc đen và nhện gié hại lúa; nấm Fusarium gây chết nhanh trên dưa hấu, hoa thiên lý; rệp sáp bột hồng hại sắn; sâu nâu vạch xám, bọ lá hại keo...  
Đặc biệt, những năm gần đây đơn vị đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nhiều chương trình, đề tài dự án, mô hình tiên tiến có hiệu quả được nông dân hưởng ứng và nhân rộng như: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); Chương trình hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI); Đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng hại lúa; Các giải pháp phòng trừ bệnh bạc lá vi khuẩn hại lúa; Ngưỡng phòng trừ sâu đục thân 2 chấm; Phòng trừ nhện gié hại lúa; ghép dưa hấu trên gốc bầu; phòng trừ bệnh héo do nấm Fusarium, các giải pháp phòng trừ bệnh chồi cỏ hại mía; mô hình 3 giảm, 3 tăng (ICM); mô hình cộng đồng quản lý bền vững sâu bệnh hại lúa; mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; sản xuất từ 5 - 6 tấn chế phẩm Bôvêrin/năm hỗ trợ các tập thể, cá nhân phòng trừ sâu róm thông...  Các chương trình, mô hình không chỉ tăng hiệu quả kinh tế từ 3 - 5 triệu đồng/ha mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái hướng đến mô hình sản xuất bền vững.
Bên cạnh đó, chi cục còn thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật nội địa mà điển hình là phát hiện chỉ đạo bao vây xử lý kịp thời, triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật lọt vào địa bàn như: Bênh ghẻ bột khoai tây tại Kỳ Sơn năm 1999, và mọt đậu Mêhicô tại Vinh năm 2007, 2015. 
Đối với công tác thanh tra, ngoài việc quản lý tốt việc sử dụng thuốc của nông dân cũng như việc kinh doanh của 680 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn chi cục cũng đã quan tâm công tác xây dựng và tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật điển hình như: Tham mưu UBND tỉnh ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn; đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVTV và cấp chứng chỉ hành nghề cho hàng ngàn lượt tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV; phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng thuốc góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành.
Ngoài ra, đơn vị đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính như: Áp dụng TCVN ISO 9001-2008 trong công tác quản lý, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ (Chi cục đã đào tạo được 12 thạc sỹ và đang cử đi đào tạo 22 thạc sỹ; 100% cán bộ kỹ thuật được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm); thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, công chức và người lao động, chung tay góp sức vì người nghèo, tích cực hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa…
Ghi nhận thành tích đạt được trong 30 năm qua, tập thể Chi cục BVTV Nghệ An vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2000, hạng Nhì năm 2003; nhiều lần được UBND tỉnh tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc". Ngoài ra, nhiều trạm BVTV, cán bộ, công chức, viên chức được Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh tặng nhiều Bằng khen; Sở KHCN Nghệ An trao giải về nghiên cứu khoa học và Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng lao động sáng tạo cho 4 đồng chí: Nguyễn Đình Hương, Trịnh Thạch Lam, Cao Đăng Tâm, Cao Thị Hoa...
Trước yêu cầu mới của sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm bền vững, nông sản phải hướng đến mục tiêu: sạch, chất lượng, an toàn và hiệu quả - thì trách nhiệm đối với những người làm công tác bảo vệ thực vật hết sức nặng nề. Để hoàn thành tốt trọng trách, xứng đáng với sự tin cậy của bà con nông dân và các cấp, các ngành, Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm trong mọi hoạt động, góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn kịp thời sâu bệnh hại cây trồng trên đồng ruộng và tình trạng lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; tạo môi trường phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, an toàn, hiệu quả.
Nguyễn Tiến Đức
(Chi cục trưởng Chi cục BVTV Nghệ An)

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.