'Cò' vẫn xuất hiện trong các phiên đấu giá đất ở TX. Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Phản ánh với Ban Pháp chế HĐND tỉnh tại cuộc giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đại diện UBND thị xã Cửa Lò cho rằng, việc thực hiện đấu giá đất bằng hình thức trực tiếp, người không có nhu cầu mua đất cũng tham gia đấu giá đất khiến thị trường méo mó và gây lộn xộn về an ninh, trật tự.
 
b
Sáng 23/10, Ban Pháp chế HĐND tỉnh có cuộc làm việc với UBND thị xã Cửa Lò theo chương trình giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Hoa

“Cò” vẫn hoành hành 

Theo báo cáo của UBND thị xã Cửa Lò, tính từ thời điểm tháng 1/2018 đến tháng 9/2019, thị xã Cửa Lò tổ chức thành công 17 cuộc đấu giá đất, trong đó có 15 cuộc đấu giá bằng hình thức trực tiếp và 2 cuộc đấu giá gián tiếp.

Tổng số đấu giá thành công là 268 lô đất với số tiền trúng đấu giá hơn 214,3 tỷ đồng, tăng 15,7% so với giá khởi điểm.

Việc tổ chức đấu giá đất theo hình thức trực tiếp thu hút nhiều người tham gia, tạo sự sôi nổi và quá trình đấu giá có những lô đất tăng sau 2 - 3 vòng đấu và tăng giá trị đấu giá thành cao so với giá khởi điểm.

Hạ tầng tại các vùng quy hoạch đấu giá ở thị xã Cửa Lò được đầu tư khá hiện đại. Ảnh: Mai Hoa
Hạ tầng tại các vùng quy hoạch đấu giá ở thị xã Cửa Lò được đầu tư bài bản. Ảnh: Mai Hoa

Tuy nhiên, hạn chế của đấu giá trực tiếp là không “lọc” được "quân xanh", người không có nhu cầu mua đất cũng tham gia đấu giá đất khiến thị trường méo mó và gây lộn xộn về an ninh, trật tự.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò Võ Văn Hùng cho rằng: Không thể nói, đấu giá đấu ở TX.Cửa Lò không có “cò”, không có thông đồng dìm giá; không chỉ xuất hiện “cò” trên địa bàn thị xã mà còn có “cò” đến từ huyện Diễn Châu và một số thành phần bất hảo xuất hiện tại một số cuộc đấu giá.

Từ thực tiễn đó, vừa qua, thị xã đã thí điểm tổ chức 2 cuộc đấu giá bằng hình thức gián tiếp, hạn chế được "cò cói" và người có nhu cầu mua đất tự xác định giá thực tế của thị trường và khả năng của mình để tham gia, người nào đấu giá cao thì trúng.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Võ Văn Hùng thừa nhận có tình trạng
Phó Chủ tịch UBND thị xã Võ Văn Hùng thừa nhận có tình trạng "cò" đấu giá đất trên địa bàn. Ảnh: Mai Hoa

Tuy nhiên, theo đại diện UBND thị xã, hình thức này cũng đang bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, đó là việc bảo mật thông tin người đấu giá và giá bỏ đấu chưa tốt.

Mặt khác, việc quy định cụ thể tiền đặt cọc từ 5 - 20%/giá khởi điểm cũng tạo cho “cò” tính toán để thông đồng giá với người mua đất.

Quan tâm khắc phục bất cập trong đấu giá đất

Trên cơ sở khảo sát thực tế một số vùng quy hoạch đấu giá và làm việc với UBND thị xã, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đánh giá cao việc đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho các khu đất đưa ra đấu giá ở thị xã; việc xác định giá khởi điểm khá sát với thị trường, cho nên chênh lệnh giữa giá đấu thành so với giá khởi điểm chỉ 15,7%.

Đoàn khảo sát quy hoạch vùng đấu giá tại Nghi Hương. Ảnh: Mai Hoa
Đoàn khảo sát quy hoạch vùng đấu giá tại phường Nghi Hương. Ảnh: Mai Hoa
Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng chỉ ra một số hạn chế, đề nghị thị xã quan tâm như cần xây dựng tiêu chí lựa chọn các tổ chức đấu giá theo quy định của UBND tỉnh một cách công khai, minh bạch; đồng thời tiếp tục nghiên cứu để xây dựng giá đất khởi điểm sát với thị trường gắn với tăng cường tổ chức cách đấu giá theo hình thức gián tiếp cũng như các giải pháp để hạn chế “cò” thông đồng dìm giá trong đấu giá đất.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng ghi nhận một số kiến nghị, đề xuất của thị xã Cửa Lò, đáng quan tâm là tỉnh cần thành lập quỹ phát triển đất, tạo thuận lợi cho các địa phương giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng tại các vùng đấu giá.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.