Donald Trump sẽ 'quay lưng' với Nga?

(Baonghean) - Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chấp nhận kết luận của tình báo nước này, cáo buộc Nga tấn công mạng bầu cử Mỹ vừa qua. Dư luận đặc biệt chú ý bởi suốt thời gian qua, ông Trump luôn phủ nhận các cáo buộc này. Liệu có phải Tổng thống đắc cử Mỹ đang quay lưng với Nga?
“Báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ cho thấy, một chiến dịch của Nga đã tấn công vào các nguồn dữ liệu cao cấp, bao gồm cả phương tiện truyền thông nhà nước và các chiến dịch truyền thông xã hội. Nguồn: AFP / Getty Images
“Báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ cho thấy, một chiến dịch của Nga đã tấn công vào các nguồn dữ liệu cao cấp, bao gồm cả phương tiện truyền thông nhà nước và các chiến dịch truyền thông xã hội. Nguồn: AFP / Getty Images

 Khó từ bên trong

Trái ngược với thái độ suốt thời gian qua, mới đây, Chánh văn phòng Nhà Trắng được chỉ định - Reince Priebus trả lời chương trình “Fox News Sungday” thông báo rằng, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chấp nhận kết quả của tình báo Mỹ về cáo buộc Nga tấn công mạng bầu cử. Đây là lần thừa nhận đầu tiên của một thành viên cấp cao trong đội ngũ chuyển giao của ông Trump về vấn đề này. 
Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng ông Trump đã suy nghĩ lại mối quan hệ với Nga? Bởi trước đó, ngày 7/1, ông Trump còn viết trên trang Twitter cá nhân tiếp tục phản bác các cáo buộc nhằm vào Nga và cho rằng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga sẽ chỉ tốt hơn cho Mỹ mà thôi.
Thậm chí ông Trump còn viết: “Chỉ những kẻ ngốc mới nghĩ rằng điều này là tồi tệ. Chúng ta (nước Mỹ) đã có đủ rắc rối trên khắp thế giới rồi và không cần thêm một rắc rối mới”. Ông Trump còn khẳng định, chính Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ đã thiếu thận trọng khiến sự cố xâm nhập bầu cử xảy ra.
Theo giới quan sát, thực tế Tổng thống đắc cử Donald Trump có tuyên bố như vậy là bởi càng gần đến ngày chính thức nhậm chức, ông Trump càng chịu nhiều sức ép từ phía các nghị sỹ Đảng Cộng hòa vốn có quan điểm cứng rắn với Nga.
Thời gian qua, chứng kiến những tuyên bố “giảm nhiệt” của ông Trump đối với Nga, các nghị sỹ hàng đầu của Đảng Cộng hòa như thượng nghị sỹ Lindsey Graham và John McCain liên tục hối thúc ông Trump phải “trả đũa” Nga.
Các nghị sỹ này cũng bày tỏ hoài nghi về chính sách với Nga của Tổng thống đắc cử, đồng thời gây sức ép với ông Trump bằng cách trả lời báo chí rằng, ông Trump sẽ phải chứng minh cho tất cả người dân Mỹ, cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa biết rằng, Nga sẽ phải trả giá.
Trong khi đó, đến nay, báo cáo từ các cơ quan như Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), Cục Điều tra liên bang (FBI) hay Cục Tình báo Trung ương (CIA) gửi cho ông Trump đều cho rằng, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch tấn công cuối năm 2016 với mục đích gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tại Mỹ.
Chiến lược “hâm nóng” quan hệ với Nga của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dự báo sẽ gặp nhiều trắc trở. Nguồn: AFP / Getty Images
Chiến lược “hâm nóng” quan hệ với Nga của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dự báo sẽ gặp nhiều trắc trở. Nguồn: AFP / Getty Images

 Đi đường vòng

Đứng trước sức ép lớn từ nhiều phía, có lẽ Tổng thống đắc cử Donald Trump khó có thể làm ngơ. Thế nhưng, bản thân ông Trump được cho là vẫn muốn giữ vững quan điểm “hâm nóng” quan hệ với Nga. Bởi vậy, dù chấp nhận kết quả cáo buộc nhằm vào Nga nhưng ông Trump không nói rõ, liệu vụ tấn công mạng này có do đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ định hay không.
Bên cạnh đó, ông Sean Spicer - người phát ngôn cho ông Trump cũng trả lời báo chí rằng, ông Trump dù có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan tình báo Mỹ chuẩn bị kế hoạch đối phó với các vụ tấn công mạng, nhưng quan điểm của ông Trump là không thay đổi. Tuyên bố này cũng có thể hiểu rằng, tuyên bố là vậy nhưng việc ông Trump “cứng rắn” và quay lưng với Nga sẽ chưa thể nói trước.
Có thể thấy, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang ở thế khó xử khi một mặt không muốn đi ngược lại quan điểm xích lại với Nga, nhưng cũng không thể không trừng phạt Nga theo nguyện vọng của các nghị sỹ Cộng hòa. Theo giới phân tích, ông Trump đưa ra tuyên bố vừa qua đã cho thấy, bản thân ông đang gặp khó và phải đi đường vòng, nếu không muốn mối quan hệ với Nga bị hủy hoại ngay lập tức.
Vì thế, không loại trừ khả năng, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ phải thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, ngay trước hoặc sau thời điểm chính thức nhậm chức ngày 20/1 tới đây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù muốn nhưng lộ trình “hâm nóng” quan hệ với Nga của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ còn dài và gặp nhiều khó khăn thời gian tới./.
Phương Hoa

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.