Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng ở Tương Dương

(Baonghean) - Báo Nghệ An có cuộc đối thoại với đồng chí Phạm Trọng Hoàng - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Tương Dương về định hướng phát triển kinh tế rừng trên địa bàn.

P.V: Đề nghị đồng chí cho biết rõ kinh tế rừng có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong tổng thể cơ cấu kinh tế của huyện?

Đồng chí Phạm Trọng Hoàng: Tương Dương là huyện miền núi cao, diện tích tự nhiên trên 280.740 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm gần 250.000 ha (diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 39.530,8 ha, rừng phòng hộ 93.546,8 ha, rừng sản xuất 115.999,3 ha). Phần lớn diện tích tự nhiên là đồi, núi độ dốc lớn; diện tích ruộng sản xuất ổn định 2 vụ của toàn huyện chỉ khoảng 650 ha.

Lãnh đạo huyện Tương Dương trao đổi với ông Kha Văn Bình, bản Tân Hợp(Tam Thái) điển hình về trồng rừng kết hợp trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao
Lãnh đạo huyện Tương Dương trao đổi với ông Kha Văn Bình, bản Tân Hợp(Tam Thái) điển hình về trồng rừng kết hợp trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao

Từ đặc điểm, điều kiện tự nhiên như vậy, nên nhiều năm qua, nhất là những nhiệm kỳ gần đây huyện đều xác định, phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi là hướng phát triển trọng điểm, bền vững, lâu dài của địa phương. Nhiệm kỳ trước, Tương Dương đã ban hành Nghị quyết số 02- NQ/HU về phát triển việc trồng rừng và chăn nuôi giai đoạn 2010-2015, nhiệm kỳ này trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, Đảng bộ huyện Tương Dương tiếp tục ban hành Đề án về phát triển trồng rừng.

Hiện nay, nếu nhìn vào tổng giá trị sản xuất hàng năm của huyện thì kinh tế nông, lâm nghiệp và kinh tế rừng chiếm tỷ trọng chưa lớn, nhưng trên thực tế thu nhập và đời sống của người dân chủ yếu dựa vào khu vực sản xuất này. Về tổng thể, phát triển kinh tế rừng không chỉ đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế mà còn có ý nghĩa tác động lớn đối với xã hội, môi trường và một số lĩnh vực khác.

Thứ nhất, đây là hướng phát triển tận dụng được các lợi thế, thế mạnh tự nhiên, đồng thời là hướng phát triển căn cơ, bền vững, lâu dài; góp phần nâng thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững, thậm chí nhiều hộ có thể vươn lên làm giàu từ phát triển kinh tế rừng hoặc kinh tế rừng kết hợp với chăn nuôi và một số ngành nghề khác.

Thứ hai, phát triển kinh tế rừng sẽ giải quyết được nhiều việc làm ổn định cho các hộ gia đình và lao động dịch vụ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng nguyên liệu, gỗ dân dụng góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân (theo một khảo sát gần đây, huyện có 74,8% lực lượng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp; khoảng 2.300 người chưa có việc làm và hơn 10.000 lao động thiếu việc làm). Đồng thời cũng góp phần giảm thiểu các vấn đề bức xúc đang đặt ra trên địa bàn như: di cư tự do, khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép, tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy,...

Nghị quyết về phát triển rừng kết hợp chăn nuôi của Tương Dương nhanh đi vào cuộc sống
Nghị quyết về phát triển rừng kết hợp chăn nuôi của Tương Dương nhanh đi vào cuộc sống

Thứ ba, phát triển kinh tế rừng, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất rừng sẽ góp phần tích cực tăng độ che phủ (từ 62,6% năm 2015 lên 75%, vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội XXVI của Đảng bộ huyện), bảo vệ môi trường, cảnh quan; giảm thiểu tác động tiêu cực lên rừng tự nhiên. Góp phần tăng khả năng cung cấp nguồn nước cho sông suối và hồ đập, chống xói mòn, rửa trôi đất, che bóng cho cây con, ổn định môi trường sinh thái tiểu vùng khí hậu.

P.V: Để thực hiện mục tiêu đề ra giai đoạn 2016 - 2020 trồng 4.000 ha rừng, Tương Dương sẽ cụ thể hóa bằng các giải pháp, cơ chế, chính sách nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Phạm Trọng Hoàng: Hiện nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đang chỉ đạo xây dựng đề án trồng rừng giai đoạn 2016 - 2020. Theo chương trình công tác, cuối tháng 3/2016 tới đây, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện sẽ thảo luận và thông qua đề án, xác định các mục tiêu, giải pháp cơ chế, chính sách cụ thể. Trong đó sẽ tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp:

- Tập trung tuyên truyền, vận động để mỗi người dân thấy được ý nghĩa, tác dụng của việc phát triển kinh tế rừng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nói chung và việc nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế của hộ gia đình nói riêng. Từ đó tích cực tham gia vào việc trồng rừng, phát triển kinh tế rừng theo quy hoạch và định hướng của huyện.

- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến lâm, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác hợp lý, đúng quy định pháp luật các nguồn lợi từ rừng. Tổ chức hội thảo, tham quan các mô hình trình diễn phù hợp với địa phương để học tập rút kinh nghiệm. Giúp người tham gia trồng rừng nắm bắt được các quy trình kỹ thuật và thực hiện có hiệu quả.

- Triển khai đồng bộ các chính sách về vốn hỗ trợ để trồng rừng và phát triển kinh tế rừng, bao gồm: vốn từ các chương trình của ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi, vốn ngân sách huyện; vốn của chủ rừng, hộ gia đình và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Và một số chính sách khác, như chính sách đất đai (đẩy nhanh việc giao đất); chính sách về hỗ trợ phát triển thủy lợi; xây dựng hệ thống đường nguyên liệu; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm...

Rừng săng lẻ ở Tương Dương đã trở thành điểm du lịch lên miền Tây hấp dẫn
Rừng săng lẻ ở Tương Dương đã trở thành điểm du lịch lên miền Tây hấp dẫn

P.V: Rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước về công tác trồng rừng trên địa bàn như đã gặp khó khăn trong công tác thu mua, bao tiêu sản phẩm. Về vấn đề này, Tương Dương đã xem xét, tính toán về thị trường tiêu thụ, cơ cấu loại cây trồng và hạ tầng vùng nguyên liệu chưa, thưa đồng chí?

Đồng chí Phạm Trọng Hoàng: Về cơ cấu cây trồng, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cũng như các quy hoạch ngành giai đoạn 2015 - 2020 đã xác định phát triển các loại cây chủ lực phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại Tương Dương và thị trường có nhu cầu lớn, như: mét, xoan, lát hoa, keo, mây và cây dược liệu. Trên cơ sở diện tích đã trồng nhiều năm qua, rà soát diện tích đất còn lại, tiếp tục quy hoạch để phát triển hợp lý các loại cây nguyên liệu ở từng khu vực. Tùy theo khu vực, có thể trồng thuần một loài hoặc trồng xen hỗn loài và phát triển một số sản phẩm khác dưới tán cây để tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích.

- Về hạ tầng vùng nguyên liệu, quan trọng nhất là phát triển hệ thống giao thông. Hiện nay, thuận lợi là hệ thống giao thông chính đã được kết nối với các huyện trong khu vực và các xã. Các xã vùng phía Nam và Tây Nam của huyện đã kết nối dễ dàng với Quốc lộ 7, các xã phía Đông Bắc đã kết nối thuận lợi sang huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn qua đường 48C, các xã phía Bắc (vùng trên) đã kết nối dễ dàng đến huyện Quế Phong qua đường Tây Nghệ An. Hệ thống đường nhánh vào các khu vực nguyên liệu tiếp tục thực hiện từng bước gắn với phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Hệ thống điện, thủy lợi cũng sẽ triển khai theo phân kỳ gắn với quá trình phát triển các vùng nguyên liệu.

- Về thị trường tiêu thụ, chúng ta biết rằng, hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có một số nhà máy chế biến gỗ thanh và ván sợi công nghệ MDF, nhà máy bột giấy, than sạch mà nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng rất lớn. Ngoài ra, một số loại gỗ rừng trồng như: mét, xoan, lát hoa hoặc sản phẩm từ rừng như cây mây,... rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thu mua thường xuyên để phục vụ cho việc xây dựng dân dụng, trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ. Do vậy, có thể nói rằng thời điểm này không lo về đầu ra của sản phẩm rừng trồng. Tuy nhiên, trong đề án chúng tôi sẽ đặc biệt quan tâm tới các giải pháp giải quyết đầu ra cho sản phẩm từ kinh tế rừng, nhất là việc chủ động liên hệ và có cam kết với các doanh nghiệp về việc bao tiêu các sản phẩm từ rừng trồng một cách lâu dài, bền vững, kể cả việc tranh thủ tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn ban đầu từ các doanh nghiệp cho việc phát triển kinh tế rừng.

Như vậy, với việc đề án được xây dựng trên cơ sở những điều kiện tiềm năng, lợi thế và sự rà soát, phân tích nhu cầu thực tế của thị trường, có cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích người dân phát triển kinh tế rừng thì tin rằng đề án trồng rừng nguyên liệu sẽ tạo được bước phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn huyện Tương Dương.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Hữu Nghĩa (Thực hiện)

tin mới

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.