Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng

(Baonghean) - Cả một vùng rừng mênh mông rộng hơn 20 nghìn ha ở 28 xã phía Tây huyện là tiềm năng to lớn của Yên Thành trong phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.  

Từ những năm 1987 - 1988, gia đình ông Phan Trọng Thọ đã nhận  120 ha vùng rừng Đồng Phú ở xã Đồng Thành, trong đó chỉ có khoảng 20 ha là khe suối và đường đi lại. Với một ít diện tích đã có cây dẻ, gia đình ông vừa bảo vệ, vừa trồng thêm. Cây dẻ dễ trồng, 7 năm cho hạt, đến nay gia đình ông đã có gần 50 ha dẻ, mỗi năm thu hái hàng trăm tấn quả. Anh Phan Trọng Lương (con trai ông Thọ) cho biết: “Ngoài dẻ, bố con tôi phát cây, làm đất trồng keo. Hiện trên vùng rừng gia đình đã nhận, mấy chục ha dẻ có tuổi đời gần 30 năm, hiện đang xin giấy phép để khai thác lấy gỗ bán cho các cơ sở sản xuất gỗ, than xuất khẩu để trồng rừng mới. Trên 50 ha keo cũng đã cho thu hoạch một lứa, lứa thứ 2 hiện đã trồng được từ 2 - 3 năm”. Trên vùng đồi rừng này, lợi dụng cảnh quan đẹp của đập Vệ Vừng, năm 2013 anh Lương còn đầu tư gần 3 tỷ đồng, bạt đất, xây dựng nhà hàng, sân bóng chuyền, mua thuyền vịt, với “tham vọng” biến nơi đây thành khu du lịch sinh thái. 
Vườn ươm cây giống ở trang trại cam Thiên Sơn (Đồng Thành).
Vườn ươm cây giống ở trang trại cam Thiên Sơn (Đồng Thành).
Còn với xã miền núi thấp Đồng Thành có lợi thế vườn rừng và vườn đồi. Ông Thái Văn Thành, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trên địa bàn có nhiều loại rừng nhưng hiệu quả nhất vẫn là phát triển cây nguyên liệu keo, bạch đàn. Phong trào trồng cây nguyên liệu đã có từ trước năm 1990 nhưng phát triển mạnh nhất từ năm 2000 đến nay. Mặc dù trên địa bàn huyện chưa có nhà máy chế biến, người dân vẫn đang rất hào hứng với cách làm giàu từ rừng nguyên liệu.
Bà con còn có thêm nguồn thu đáng kể từ chăn nuôi và các loại cây trồng xen. “Khi keo, bạch đàn chưa có tán, bà con trồng xen phía dưới các loại cây sắn, đậu các loại, kết hợp chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Gắn với kinh tế rừng là kinh tế vườn đồi ở những triền đồi có độ dốc vừa phải nằm phía dưới rừng. Hiện chúng tôi đang tập trung cho dự án phát triển các loại cây có múi như chanh, cam, bưởi, là những loại cây vừa cho hiệu quả cao vừa phù hợp chất đất. Đặc biệt là cây cam, vốn đã được trồng ở Đồng Thành từ rất lâu rồi nhưng chỉ mới có sự đầu tư phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây…”, ông Thành cho biết thêm.
Những năm qua, lâm nghiệp đang trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Thịnh Thành. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có độ che phủ của xã là 1.820 ha, trong đó diện tích tràm nguyên liệu 1.500 ha, khoanh nuôi bảo vệ 80 ha. Ông Hoàng Văn Minh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Bên cạnh việc bảo vệ, hàng năm không để xảy ra cháy rừng, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế đồi rừng, trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện Thịnh Thành có 70 ha mía, 100 ha sắn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi, xã đã vận động bà con tập trung cải tạo vườn tạp và một phần diện tích đất đồi thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị cao như  bưởi, táo, cam… đến nay diện tích đã lên tới gần 100 ha.
Trong định hướng phát triển những năm tới, xã xác định nỗ lực thu hút các dự án hỗ trợ trồng rừng, quy hoạch số diện tích khoanh nuôi tái sinh sang rừng sản xuất. Ông Minh chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tăng cường quản lý việc khai thác với trồng mới, trồng lại rừng sau thu hoạch, khuyến khích phát triển trang trại lâm nghiệp, gắn với chăn nuôi, phấn đấu xây dựng 5 đến 7 mô hình làm ăn có hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác PCCCR, đẩy mạnh trồng cây phân tán trên các trục đường giao thông và cơ quan, công sở, phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt  trên 50%”.
Huyện Yên Thành có gần 22 nghìn ha đất đồi rừng ở 28/39 xã, thị, chiếm gần 50% diện tích đất tự nhiên của huyện. Hiện, diện tích trên cơ bản đã được phủ xanh bằng các loại cây nguyên liệu. Những năm qua, huyện luôn xác định phát triển kinh tế đồi rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá nâng cao thu nhập, đời sống của người dân các xã vùng miền núi, vừa giải quyết việc làm cho bà con, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần giữ hồ đập, tích nước, chống xói mòn, sạt lở, đảm bảo môi trường sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường. Nhiều vùng rừng đã đến kỳ thu hoạch đạt từ 100 - 200 triệu đồng/chu kỳ/ha. Bên cạnh đó, những năm gần đây, huyện cũng tập trung phát triển các loại cây có múi  hiệu quả cao như cam ở Minh Thành, Đồng Thành, táo ở Minh Thành, vải ở Tiến Thành... 
Phát triển kinh tế đồi rừng ở Yên Thành có nhiều thuận lợi. Khâu tiêu thụ đang khá ổn định, huyện đang dự định kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm tại xã Đồng Thành. Sản phẩm từ đồi rừng như gia súc, gia cầm, các loại cây ăn quả hiện cũng tiêu thụ khá dễ, được thị trường ưa chuộng. Từ lợi thế đất đai rộng, các địa phương tận dụng, phát triển đàn gia cầm và gia súc, đại gia súc như trâu, bò, lợn, gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển chăn nuôi ở vùng đồi rừng còn giải quyết được vấn đề đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn. Hệ thống đường giao thông đi lại, vận chuyển sản phẩm còn nhiều bất cập. Một số tuyến đường nguyên liệu chính đang xuống cấp và có đường chưa được đầu tư nâng cấp, đi lại rất khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi tưới cho các loại cây trồng cạn cũng như phục vụ phát triển chăn nuôi ở các xã vùng cao hầu như chưa có.
Ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Huyện sẽ tiếp tục rà soát lại quy hoạch cụ thể ở  từng vùng để bố trí các loại cây trồng phù hợp. Chuyển một số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp, tập trung chủ yếu dọc tuyến đường Khùa ở các xã Tây Thành, Đồng Thành, Thịnh Thành, Nam Thành, Quang Thành… sang trồng rừng kinh tế kết hợp chăn nuôi và trồng cây ăn quả, đầu tư xây dựng lại mạng lưới giao thông, nâng cấp hồ đập, hỗ trợ nhân dân đào giếng khoan cung cấp nước cho sản xuất và chăn nuôi. Đặc biệt, có các giải pháp nhằm tăng cường sự hỗ trợ đầu tư vốn ban đầu cho người dân vì trồng rừng và phát triển chăn nuôi đều cần số vốn ban đầu lớn. 
Bài, ảnh: Phú Hương

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.