HĐND tỉnh giám sát công tác chấp hành pháp luật về môi trường tại huyện Hưng Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Chiều nay (23/3), HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.

Đoàn giám sát do đồng chí Cao Tiến Trung - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn; cùng tham gia còn có đồng chí Thái Thị An Chung - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, đại diện các ban, ngành, đoàn thể và đại diện lãnh đạo, các phòng ban của UBND huyện Hưng Nguyên.

Trong khuôn khổ kế hoạch giám sát, HĐND tỉnh đã tổ chức kiểm tra thực tế tại Công trình xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác xã Hưng Tây (Hưng Nguyên), đồng thời kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam.

Đoàn giám sát kiểm tra Công trình xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác tại xã Hưng Tây. Ảnh: Tiến Đông

Đoàn giám sát kiểm tra Công trình xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác tại xã Hưng Tây. Ảnh: Tiến Đông

Tại Công trình xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác xã Hưng Tây, đến thời điểm này Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng huyện Hưng Nguyên đã hoàn thành việc thi công khu xử lý chôn lấp và hoàn trả lại mặt bằng với diện tích 5.351,22m2; xây dựng mương thoát nước mặt với chiều dài 295m, bố trí 5 hố thu, hố thấm trên mương; thi công 1 bể thu gom nước quanh bãi rác và trồng được 6.539 cây keo trên mặt bằng.

Hiện tại, trên mặt bằng khu xử lý ô nhiễm đã trồng được 6.539 cây keo, còn thiếu 4.163 cây chưa trồng được. Ảnh: Tiến Đông

Hiện tại, trên mặt bằng khu xử lý ô nhiễm đã trồng được 6.539 cây keo, còn thiếu 4.163 cây chưa trồng được. Ảnh: Tiến Đông

Hiện tại, việc trồng cây trên mặt bằng khu vực xử lý ô nhiễm vẫn chưa hoàn thành, còn thiếu 4.163 cây so với kế hoạch.

Làm việc tại Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam, đoàn giám sát đã lắng nghe báo cáo của đại diện công ty về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhà máy sản xuất bia của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009 với công suất thiết kế 100 triệu lít/năm.

Hiện tại, công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý 2.500m3/ngày đêm. Trong đó, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được thu gom về bể gom qua bộ phận tách rác để loại bỏ các rác thải và chất thải rắn có kích thước lớn rồi được bơm về bể cân bằng. Sau đó, nước thải sẽ được xử lý qua nhiều hệ thống trước khi chảy ra hồ điều hoà và thải ra môi trường.

Đoàn giám sát nghe báo cáo về công tác bảo vệ môi trường của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam. Ảnh: Tiến Đông

Đoàn giám sát nghe báo cáo về công tác bảo vệ môi trường của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam. Ảnh: Tiến Đông

Liên quan đến xử lý khí thải, trong quá trình sản xuất nhà máy có phát sinh bụi từ khâu xay malt và nghiền gạo. Trong hệ thống thiết bị nghiền của máy có thiết bị lọc Cyclone và lọc túi vải để thu hồi malt và gạo. Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải rắn được đơn vị hợp đồng với các đơn vị thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc quan trắc môi trường nước thải và khí thải cũng được thực hiện theo tần suất 4 đợt/năm.

Làm việc với Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam, đoàn giám sát cũng yêu cầu công ty làm rõ một số vấn đề liên quan đến vị trí, địa điểm xả thải nước sau khi xử lý ra môi trường; việc thu gom, xử lý chất thải rắn, các chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất…

Đoàn giám sát kiểm tra hồ lắng nước thải trước khi xả ra môi trường của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Sông Lam. Ảnh: Tiến Đông

Đoàn giám sát kiểm tra hồ lắng nước thải trước khi xả ra môi trường của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Sông Lam. Ảnh: Tiến Đông

Sau buổi kiểm tra thực tế, đoàn giám sát cũng đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện Hưng Nguyên. Theo báo cáo, hiện nay vấn đề môi trường trên địa bàn Hưng Nguyên được quan tâm nhất là tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý triệt để. Khu xử lý rác thải rắn tập trung của huyện chưa có, vì thế tình trạng vứt rác bừa bãi dọc các tuyến đường, vẫn còn diễn ra, gây ô nhiễm và mất mỹ quan.

Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Tiến Đông

Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Tiến Đông

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện hiện nay có Khu công nghiệp VSIP Nghệ An, nước thải khu công nghiệp đã được xử lý theo quy định. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn mới được xử lý sơ bộ, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Từ năm 2020-2022, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Hưng Nguyên cũng đã xử phạt hơn 308 triệu đồng đối với các hộ gia đình, cá nhân và cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2022, toàn huyện phát sinh 17,1 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khối lượng thu gom được chỉ đạt 14,950 tấn; ngoài ra còn có 361,99 tấn chất thải rắn công nghiệp và 27,26 tấn rác thải nguy hại...

Tại buổi làm việc, đại diện các ban chuyên môn của HĐND tỉnh và các tổ chức đoàn thể tham gia đoàn giám sát cũng đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên cần làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt, nhất là tình trạng xả thải ra sông Lam; tình trạng sử dụng thuốc BVTV; vấn đề quan trắc môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn trên địa bàn…

Kết thúc buổi làm việc, đoàn giám sát cũng đã tiếp thu, ghi nhận một số ý kiến đề xuất của UBND huyện Hưng Nguyên liên quan đến công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó có kiến nghị liên quan đến việc đề xuất nghiên cứu điều chỉnh giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

Đồng chí Hoàng Anh Tiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên trả lời một số ý kiến của đoàn giám sát. Ảnh: Tiến Đông

Đồng chí Hoàng Anh Tiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên trả lời một số ý kiến của đoàn giám sát. Ảnh: Tiến Đông

UBND huyện Hưng Nguyên cũng nêu ý kiến liên quan đến việc năm 2013, trên địa bàn quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Hưng Yên Nam. Tuy nhiên, sau khi nghĩa trang sinh thái được phê duyệt quy hoạch thì khu liên hợp xử lý chất thải rắn cũng đã được đưa ra khỏi quy hoạch sử dụng đất từ năm 2018 đến nay.

Vì thế, hiện tại trên địa bàn không có bãi xử lý rác tập trung. Vì vậy, UBND huyện Hưng Nguyên đề nghị UBND tỉnh cho phép tiếp tục được vận chuyển rác thải sinh hoạt về xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên (Nghi Lộc).

Đồng chí Cao Tiến Trung - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì làm việc với huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Tiến Đông

Đồng chí Cao Tiến Trung - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì làm việc với huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Tiến Đông

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Cao Tiến Trung - trưởng đoàn giám sát nhấn mạnh: UBND huyện Hưng Nguyên cần tập trung tuyên truyền cho người dân thực hiện bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn. Rà soát lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải đảm đáp ứng được các quy định về bảo vệ môi trường...

Trên cơ sở những kết quả giám sát thực tế và kiến nghị, đề xuất của địa phương, đoàn giám sát sẽ làm việc trực tiếp với các sở, ban, ngành liên quan, và UBND tỉnh, đồng thời hoàn thiện báo cáo trình HĐND tỉnh trong kỳ họp tiếp theo.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/3

(Baonghean.vn) - Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024; Gần 3.000 người tham gia "Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân" tỉnh Nghệ An; Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân... là những nội dung chính đăng tải ngày 17/3.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 17/3, sau 3 ngày diễn ra, Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã được bế mạc.

Đoàn đại biểu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND 6 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND 6 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, chiều 16/3, đoàn đại biểu 6 tỉnh đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và người thân của Người.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/3

(Baonghean.vn) - Hội Báo toàn quốc 2024 tiếp tục diễn ra với vấn đề được báo giới quan tâm; Nghệ An đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV mạch 3; Hợp long cây cầu dài nhất trên Cao tốc Bắc – Nam; Điều tra chiếc ô tô biến mất trong đêm ở thành phố Vinh... là một số nội dung đăng trên baonghean.vn.

Đặc sắc văn hóa Lễ hội Đền Bạch Mã

Đặc sắc văn hóa Lễ hội Đền Bạch Mã

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Bạch Mã (huyện Thanh Chương) được hình thành khoảng 500 năm trước, duy trì đến ngày nay với nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Thanh Chương, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.

Báo chí dữ liệu

Báo Nghệ An: Bước chuyển từ báo in truyền thống đến báo chí dữ liệu

(Baonghean.vn) - Ngày 15/3 tại TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chương trình Hội Báo toàn quốc 2024, Diễn đàn Báo chí được Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Đóng góp vào diễn đàn, Báo Nghệ An đã có video trình chiếu với nội dung "Báo Nghệ An: Bước chuyển từ báo in truyền thống đến báo chí dữ liệu".

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/3

(Baonghean.vn) - Hôm nay 15/3, Hội Báo toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều hoạt động ý nghĩa cũng được tổ chức gắn với sự kiện dành cho báo giới Việt Nam. Ngoài ra trên baonghean.vn có nhiều nội dung thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

Khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Diễn đàn Báo chí. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/3

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất dành cho khu kinh tế tại Nghệ An đến năm 2025 đạt gần 80.000 ha; Nghệ An phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng; Tập trung kiểm tra, giám sát chất lượng phục vụ khách du lịch... là những nội dung đăng tải trong ngày 14/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/3

(Baonghean.vn) - Triển lãm "Theo dấu chân Đại tướng" và khánh thành giai đoạn 1 "Không gian trải nghiệm số"; Rao bán trên mạng, khoai lang Anh Sơn "đắt hàng"… là những thông tin nổi bật ngày 13/3.

Gạc Ma - Nơi ấy có bạn tôi!

Gạc Ma - Nơi ấy có bạn tôi!

(Baonghean.vn) - Theo lịch, tôi có mặt tại quân cảng Cam Ranh. Trước giờ lên tàu ít phút danh sách được công bố. Tôi đi trên tàu 571 hướng Bắc. Ôi, vậy là hải trình của chúng tôi sẽ đi qua nơi mà bạn tôi đã hy sinh và nằm lại…

Nghệ An xem xét ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, nhà trường tại các trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghệ An xem xét ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, nhà trường tại các trường phổ thông dân tộc bán trú

(Baonghean.vn) - Các chính sách được xem xét hỗ trợ tập trung vào 2 đối tượng là học sinh bán trú học tại các trường phổ thông và các trường phổ thông dân tộc bán trú, các trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Nghệ An: Thông tin nổi bật 12/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật 12/3

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban với Hiệp hội Doanh nghiệp; Hội nghị Hiệp đồng huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2024; Triển khai trồng cây chống sạt lở ven sông Lam... là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn ngày 12/3.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Các ngành, địa phương phải chủ động nắm bắt, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Các ngành, địa phương phải chủ động nắm bắt, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung mong muốn các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, doanh nghiệp thẳng thắn trao đổi, phản ánh những vướng mắc, khó khăn; yêu cầu các ngành, địa phương chủ động giải quyết ngay các kiến nghị, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động.