Hillary Clinton liệu có gục ngã vì cuộc điều tra của FBI?

Việc FBI tuyên bố điều tra thêm bê bối email của bà Clinton làm sự ủng hộ đối với bà giảm mạnh, trong khi ông Trump trỗi dậy mạnh mẽ.

cuoc-dieu-tra-email-cua-fbi-co-the-khien-clinton-thua-cuoc

Chênh lệch số người ủng hộ bà Clinton với ông Trump đang giảm rõ rệt. Ảnh: AP.

Cách đây một tuần, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng gần như đã ngã ngũ với lợi thế áp đảo nghiêng về Hillary Clinton, sau hàng loạt bê bối của Donald Trump. Nhưng cuộc điều tra email mới công bố của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử, theo Guardian.

Đảng Dân chủ lo ngại những cuộc điều tra mới về việc sử dụng máy chủ email riêng khi bà Clinton còn là ngoại trưởng diễn ra vào thời điểm khó khăn. Nó gây khó cho việc chứng minh sự vô tội của bà khi chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử. Không chỉ vậy, lá thư gửi tới các quan chức quốc hội của giám đốc FBI James Comey đã nhấn mạnh đến một loạt thông tin vốn đã khiến tỷ lệ dẫn trước của bà Clinton bị suy giảm nghiêm trọng.

Động lực cho ông Trump trở lại bắt đầu từ một loạt email, trong đó cho thấy vì sao bà Clinton mạo hiểm nhiều thứ để giữ quyền kiểm soát các hình thức liên lạc điện tử của mình. Các email được tung ra bởi WikiLeaks có liên quan tới ông John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Các nội dung của email đã được rò rỉ trong nhiều tuần với nội dung gây bẽ mặt cho đội ngũ tranh cử của đảng Dân chủ.

Vào giữa tuần trước, một bài báo của Guardian dường như cho thấy sự mập mờ trong việc kinh doanh, từ thiện và quyền lợi chính trị của gia đình Clinton. Các thông tin chỉ liên quan tới cựu tổng thống Bill Clinton, nhưng nó mang lại cơ hội công kích bà Hillary Clinton cho phe ủng hộ Donald Trump. Trước đó, phe Donald Trump đã phải vất vả tìm cách chuyển hướng chú ý khỏi những bê bối về thuế và hành vi không phù hợp của ông với phụ nữ.

Bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được mô tả là cuộc tranh tài bất tín nhiệm, do vậy không cần quá nhiều lý do để thay đổi thái độ của các cử tri độc lập. Tới ngày 28/10, tin xấu về Clinton và sự im lặng của tin tức về Trump đã khiến tỷ lệ dẫn trước của bà Clinton đã giảm một nửa so với thời điểm sau cuộc tranh luận tổng thống thứ ba.

"Khi sự chú ý dồn vào Trump, Clinton là người thắng thế. Giờ đây, mọi sự chú ý sẽ tập trung vào Clinton", chuyên gia chính trị Frank Luntz nhận định. Ông dự đoán chiến thắng năm nay sẽ thuộc về người có khả năng đẩy sự chú ý của công luận về phía đối phương.

Các khảo sát trước ngày 30/10 cho thấy bà Clinton vẫn dẫn trước 3,4% so với đối thủ. Số điểm dẫn trước của Bill Clinton từng giảm từ 11 xuống chỉ còn 3 điểm trong vòng hai tuần trước cuộc bầu cử năm 1992, nhưng ông vẫn chiến thắng với số điểm gấp đôi như vậy.

Nhưng điều đảng Dân chủ lo ngại là chưa có nhiều cuộc khảo sát được tiến hành sau thông tin điều tra email của FBI.

Khảo sát của ABC News và Washington Post vào ngày 30/10 cho thấy Clinton chỉ còn dẫn trước một điểm. Thông tin của FBI đã củng cố thêm cho đánh giá của cử tri trước đó, đồng thời tác động tới sự chênh lệch giữa hai ứng cử viên.

"Gần một phần ba người được hỏi nói họ ủng hộ bà Clinton ít đi sau tuyên bố của giám đốc FBI. Nếu xét tới những yếu tố khác, 63% người được hỏi cho rằng thông tin này không tạo ra sự khác biệt nào", chuyên gia khảo sát Gary Langer cho biết.

Chỉ 7% người ủng hộ Clinton cảm thấy cuộc điều tra sẽ thay đổi kết quả bầu cử. Nhưng tỷ lệ này đã tăng vọt với những nhóm cử tri quyết định không bầu cho Hillary Clinton.

Những con số này đủ khiến chiến dịch tranh cử của bà Clinton lo ngại. Hơn nữa, nhóm ủng hộ Trump đang tăng lên trong tuần qua, sau khi chỉ trích nhằm vào ông giảm dần.

Công bố của FBI, dù không đủ sức làm thay đổi quyết định của cử tri nhưng có thể khiến họ củng cố thêm quan điểm của mình, từ đó ảnh hưởng tới kết quả chạy đua. Điều này được thể hiện trong một khảo sát tại 13 bang chiến trường. Cuộc bình chọn của đài CBS cho thấy chỉ 5% người ở đảng Dân chủ khẳng định vấn đề này làm họ khó ủng hộ bà Clinton, so với hơn 25% số thành viên đảng Cộng hòa. Điều này lý giải vì sao đảng Dân chủ đã nhanh chóng yêu cầu FBI buông tha bà Clinton.

Phe trung thành với Clinton khẳng định những email được tìm thấy trong máy tính của trợ lý Huma Abedin và người chồng  Anthony Weiner không liên quan tới cuộc bầu cử. Ngay cả khi phát hiện có thêm thông tin mật được gửi qua máy chủ riêng, nó không thể thay đổi quyết định trước đây của FBI, rằng cáo buộc hình sự đối với bà Clinton sẽ không công bằng nếu không có bằng chứng về động cơ hoặc âm mưu che giấu sự việc.

Tuy nhiên, nghi vấn FBI đang nhìn nhận sự việc theo một hướng khác vẫn được nêu lên. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ 11% người bầu cử tin Hillary Clinton là người trung thực và đáng tin cậy, trong khi con số này là 16% với Donald Trump.

"Cuộc điều tra của FBI khó có thể thay đổi cán cân người ủng hộ hai ứng cử viên hiện nay. Nhưng chạy đua vào Nhà Trắng trong lúc đối mặt nguy cơ bị điều tra hình sự thực sự không hay ho chút nào", cây bút Dan Roberts của Guardiannhận định.

Theo VNE

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân