Hoàn cảnh éo le của cặp song sinh đậu Đại học Y với số điểm cao

(Baonghean.vn) - Bị bố bỏ rơi khi còn trong bụng mẹ, 7 tháng tuổi mẹ cũng dứt áo ra đi, cặp song sinh Phương Anh - Quỳnh Anh (xóm 9, Nghi Phú, TP.Vinh) nương tựa vào bà ngoại ốm yếu, đơn thân. Vượt lên mọi khó khăn, tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, cả 2 chị em đều đỗ vào trường ĐH Y khoa Vinh với số điểm cao (24.25 điểm).
Hoan canh eo le cua cap song sinh dau Dai hoc Y voi so diem cao-hinh-anh-1
Cặp song sinh Quỳnh Anh - Phương Anh với nghị lực phi thường đã vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: Thanh Phúc
Trong khi các bạn cùng trang lứa háo hức chuẩn bị nhập học thì 2 chị em Quỳnh Anh - Phương Anh lại chất chồng nỗi lo khi cầm giấy báo trên tay mà chưa biết xoay xở đâu ra số tiền đóng góp lên đến cả chục triệu đồng.
Hoàn cảnh của đôi song sinh này rất éo le. Khi mẹ em mang thai 2 em được 5 tháng thì bị bố ruồng rẫy, đành ly hôn và ôm áo quần về nương nhờ mẹ đẻ. Sau khi sinh 7 tháng, vì áp lực và túng quẫn, chị bỏ lại 2 con thơ dại nhờ mẹ già chăm sóc, biền biệt 18 năm trời chẳng hề có tin tức. Hai chị em lớn khôn từng ngày dựa vào mẹt bán hoa quả rong; lọ mắm, lọ cà muối của bà ngoại.
Ngoài giờ học, 2 chị em giúp bà muối mắm, muối cà bán lấy tiền ăn học. Ảnh:Thanh Phúc
Ngoài giờ học, 2 chị em giúp bà muối mắm, muối cà bán lấy tiền ăn học. Ảnh:Thanh Phúc
Thiếu hơi ấm của mẹ, thiếu sự dạy bảo của cha nhưng bù lại, các em được bà ngoại hết mực yêu thương, chăm sóc. Để đền đáp lại công ơn của bà, làm bà vui lòng, suốt 12 năm liên tục, 2 chị em luôn nỗ lực giành điểm cao trong học tập, đạt danh hiệu học sinh giỏi trường, thành phố và cấp tỉnh.
Ngoài giờ học, hai em còn tranh thủ giúp bà róc mía mang đi chợ bán; nhận dạy võ để bớt đi phần nào gánh nặng kinh tế cho bà. Góc sáng trong nhà dựng tạm trên mảnh đất mượn của địa phương là những giấy khen, giấy chứng nhận, huy chương Đồng, huy chương Vàng các loại của 2 chị em.
Giấy báo nhập học của hai chị em và giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình. Ảnh: Thanh Phúc
Giấy báo nhập học của hai chị em và giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình. Ảnh: Thanh Phúc
Trong đợt xét tuyển ĐH vừa qua, Nguyễn Phương Anh đậu vào Học viện Báo chí tuyên truyền Hà Nội (khối C) còn Nguyễn Quỳnh Anh lại trúng tuyển vào ngành Bác sỹ đa khoa của Trường ĐH Y khoa Vinh.
Sau những đắn đo, suy nghĩ, Phương Anh quyết định từ bỏ ước mơ trở thành sinh viên trường báo, còn Quỳnh Anh cũng đành chấp nhận từ bỏ chuyện học bác sỹ đa khoa.
Em Nguyễn Thị Phương Anh cho biết: “Học ở Hà Nội, phải thuê phòng trọ, chi tiêu đắt đỏ, 4 năm trời ngoài đó, tiền đâu để theo học hả chị? Bà già rồi, sức khỏe yếu, không thể bươn chải kiếm tiền lo cho 2 chị em thêm nữa. Để giảm bớt gánh nặng, em làm hồ sơ xét tuyển ngành điều dưỡng, trường ĐH Y khoa Vinh và trúng tuyển với số điểm 24,25.
Còn chị Quỳnh Anh nếu học Bác sỹ Đa khoa sẽ mất thời gian 6, 7 năm, học phí lại cao nên cũng đăng ký học điều dưỡng. Trước mắt, 2 chị em sẽ theo học ĐH Y khoa Vinh, sau này đi làm, có điều kiện kinh tế sẽ theo học bác sỹ”.

Ngày nhập học cận kề nhưng bà nội của 2 em chẳng thể nào xoay xở nổi số tiền gần 10 triệu đồng để 2 em làm thủ tục, Quỳnh Anh đành “đánh bạo” viết thư trình bày hoàn cảnh, nhờ Thành đoàn Vinh hỗ trợ. Nhờ tấm lòng của các nhà hảo tâm, gần 7 triệu đồng đã đến với cặp song sinh có hoàn cảnh khó khăn này kịp thời để các em nhập học.

“Có tiền nhập học rồi, hai chị em mừng lắm. Nhưng lâu dài, bọn em muốn tìm một việc làm thêm, bất kể việc gì để có tiền trang trải 4 năm ăn học. Bà em già rồi, sức khỏe yếu lại bệnh tật luôn nên chúng em không muốn là gánh nặng cho bà. Nếu có một điều ước, em ước bà khỏe mạnh, bọn em học hành thành đạt để báo hiếu bà. Và…”, Quỳnh Anh bỏ dở câu nói trong tiếng nấc nghẹn ngào.

“Và… 2 chị em muốn gặp mẹ một lần. 18 năm rồi, em thèm một tiếng gọi “Mẹ!”. Chúng em không oán trách mẹ, vì lúc đó, túng quẫn, bí bách quá mẹ mới dứt áo ra đi”…

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về em Nguyễn Thị Quỳnh Anh, xóm 9, Nghi Phú, TP.Vinh. Số điện thoại: 01672284993.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.