Khoảnh khắc Văn phòng Liên lạc Hàn - Triều bị giật sập

Video do Hàn Quốc công bố cho thấy Văn phòng Liên lạc chung Hàn - Triều gồm 4 tầng bị giật sập bằng thuốc nổ.

Quân đội Hàn Quốc sáng nay công bố một đoạn video đen trắng cho thấy toàn cảnh Văn phòng Liên lạc chung Liên Triều nhìn từ xa tại thành phố Kaesong, biên giới Triều Tiên. Khoảng 14h50 ngày 16/6 (12h50 giờ Hà Nội), thuốc nổ được kích hoạt, khiến toàn bộ cấu trúc tòa nhà 4 tầng đổ sụp xuống, khói bụi bốc lên mù mịt trong không trung. Khói đen được nhìn thấy từ biên giới Hàn Quốc ngay sau đó.

Khoảnh khắc Văn phòng Liên lạc chung Liên Triều bị giật sập chiều 16/6. Video: ABC.

"Tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn lúc 14h50 trong vụ nổ cực kỳ lớn", truyền thông Triều Tiên đưa tin. Đây được xem là biện pháp trả đũa sau khi một nhóm người đào tẩu ở Hàn Quốc sử dụng bóng bay để gửi truyền đơn vào Triều Tiên.

Văn phòng Liên lạc chung Liên Triều được xây dựng tại khu công nghiệp Kaesong theo Tuyên bố Panmunjom được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/4/2018. Văn phòng này đóng vai trò như đại sứ quán hai nước, cung cấp kênh liên lạc trực tiếp giữa hai miền bán đảo Triều Tiên. Hàng chục quan chức hai nước làm việc trong tòa nhà này và quan chức Hàn Quốc tới làm việc tại đây mỗi tuần.
Hiện trường Triều Tiên giật sập văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc. Ảnh: KCNA.
Hiện trường Triều Tiên giật sập văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc. Ảnh: KCNA.

Văn phòng bị đóng cửa từ ngày 30/1 do đại dịch Covid-19. Quan chức Hàn Quốc kể từ đó không đến tòa nhà, theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc.

Văn phòng liên lạc bị phá hủy chỉ vài ngày sau khi Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cuối tuần trước tuyên bố văn phòng liên lạc "vô dụng" sẽ sớm "hoàn toàn sụp đổ". Chi đoàn thanh niên tại một mỏ than của Triều Tiên sau đó tuyên bố họ sẵn sàng tham gia đặt thuốc nổ để "thổi tung" văn phòng.

Một quan chức tại Phủ tổng thống Hàn Quốc gọi quyết định giật sập văn phòng liên lạc của Triều Tiên là "hành động phản bội kỳ vọng của tất cả những người mong muốn cải thiện quan hệ liên Triều và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên". Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết họ đang theo dõi các lực lượng vũ trang Triều Tiên và sẽ "phản ứng mạnh mẽ" trước bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào./.

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân