Chính sách huy động vốn ưu đãi thời kỳ "hậu ODA": Bắt đầu xu thế giảm dần

(Baonghean) - LTS: Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ hợp tác phát triển (HTPT) giữa Việt Nam và các nhà tài trợ vốn vay đầu tư phát triển (ĐTPT) chính thức - vốn ODA - và vay ưu đãi hiện đang có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với bối cảnh mới. Đó là sự thay đổi về chính sách viện trợ, về cơ cấu nguồn vốn viện trợ và về phương thức HTPT. 
Mới đây, Báo Nghệ An đã giới thiệu với bạn đọc những nét cơ bản của chặng đường 20 năm huy động và sử dụng nguồn vốn ODA; Báo Nghệ An tiếp tục giới thiệu với bạn đọc loạt bài: Chính sách huy động vốn vay ưu đãi thời kỳ hậu ODA.
Năm 2011, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020)  với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã được thông qua. Để hỗ trợ thực hiện Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Định hướng thu hút quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015”, dự kiến thực hiện khoảng 16 tỷ USD vốn ODA và vay ưu đãi, đáp ứng khoảng 6% vốn đầu tư toàn xã  hội  thời kỳ 2011-2015.
Cũng trong thời gian này, nhờ thực hiện thắng lợi Chiến lược và Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam đã đạt cột mốc phát triển của một nước thu nhập trung  bình thấp (LMIC), tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với đó, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ trong thời kỳ phát triển mới. Đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực cạnh tranh quốc gia thấp, chất lượng nhân lực còn nhiều bất cập, xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững; và hậu quả nặng nề của hiện tượng  biến đổi khí  hậu toàn cầu. 
Nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng có sức lan tỏa  mạnh mẽ, có tính liên kết vùng miền, địa phương.
Nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tính liên kết vùng miền, địa phương.
Bước vào thực hiện Kế hoạch 5 năm đầu tiên của thời kỳ chiến lược 10 năm 2011-2020, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn ở trong nước và sự tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy ngăn chặn được lạm phát tăng cao từ 18,58% năm 2011 xuống một con số 6,81% năm 2012, song trong hai năm gần đây, tăng trưởng GDP đều đạt thấp, tương ứng là 5,89% và 5,03% so với 6% và 6-6,5% dự kiến trong Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. SX-KD đình đốn, lượng hàng tồn kho lớn, xuất khẩu tăng chậm, nhiều doanh nghiệp (DN) phá sản hoặc thu hẹp hoạt động, đời sống người dân (nhất là công nhân các khu công nghiệp - KCN) gặp nhiều khó khăn. 
Bối cảnh trong nước thì như vậy, bối cảnh quốc tế cũng có nhiều biến động. Một số nước thành viên Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vấp phải tình trạng suy thoái, dẫn đến ngân sách dành cho viện trợ ở các nước này bị cắt giảm. Trong thời gian tới OECD/DAC sẽ đổi mới chính sách ODA theo hướng gắn các quy định về  bền vững nợ của IMF và chính sách cho vay của WB. Đây được xem là động thái tích cực giúp bảo vệ các nước thu nhập thấp khỏi tình trạng cho vay quá mức. Các khoản viện trợ trong tương lai sẽ kết hợp hài hòa với các nguồn tài trợ phát triển và gắn kết chặt chẽ giữa giảm nghèo và phát triển bền vững. Ngoài ra, sự xuất hiện các định chế tài chính quốc tế mới với quy mô vốn lớn như Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng các nền kinh tế mới nổi (BRICS Bank),... cũng sẽ làm thay đổi  bức tranh tài chính phát triển trong thời gian tới trên thế giới và khu vực.  
Tương lai quan hệ hợp tác phát triển 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển (HTPT) giữa Việt Nam và các nhà tài trợ hiện đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách. Cụ thể: về chính sách viện trợ, theo tập quán quốc tế, viện trợ với những điều kiện ưu đãi là để dành cho các nước nghèo, chậm phát triển, thu nhập thấp. Tính chất ưu đãi của ODA thể hiện ở viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Trong quá khứ, là nước thu nhập thấp, Việt Nam đã được hưởng những ưu đãi của ODA trong thời kỳ 1993-2010. Do vậy, sự thay đổi đầu tiên của chính sách viện trợ của các nhà tài trợ đối với Việt Nam dễ nhận thấy là quy mô vốn ODA ưu đãi, bao gồm viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi giảm dần. Trên thực tế, sau khi đạt đỉnh vào năm 2009, cam kết vốn ODA cho Việt Nam đã bắt đầu xu thế giảm dần.  
Về cơ cấu nguồn viện trợ, một số nhà tài trợ đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam theo hướng giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay ưu đãi, mở các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ưu đãi hơn với lãi suất sát với lãi suất thị trường vốn, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ ngắn hơn. Về phương thức hợp tác phát triển, một số nhà tài trợ chuyển đổi hình thức quan hệ HTPT chính thức với Chính phủ Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác của hai bên như quan hệ trực tiếp giữa các trường đại học, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu, các tổ chức xã hội,... Một số nhà tài trợ có thể chấm dứt chương trình cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam. Sự thay đổi tiếp theo là ở cách tiếp cận và mô hình tài trợ phát triển, với việc tăng cường áp dụng tiếp cận chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu... đã theo hướng khuyến khích sự tham gia vào quá trình phát triển của các tổ chức phi chính phủ; hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực công, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các nhà tài trợ. 
Nhiều thách thức đã đặt ra
Những thay đổi trong quan hệ HTPT giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đã đặt ra những thách thức trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới. Đó chính là xu thế nguồn vốn ODA giảm dần, vốn vay ưu đãi tăng lên - là nét đặc trưng của sự thay đổi trong chính sách viện trợ. Tuy nhiên, điều đáng suy nghĩ chính là sự gia tăng quy mô vốn vay kém ưu đãi tùy thuộc vào năng lực hấp thụ nguồn vốn này của các đối tác Việt Nam. Đây là một thách thức đòi hỏi các cơ quan thụ hưởng Việt Nam phải tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình thực hiện dự án để thúc đẩy giải ngân. ODA viện trợ không hoàn lại giảm dần là một thách thức đối với các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nguồn vốn này như y tế, giáo dục và đào tạo. Để bù đắp cho sự sụt giảm viện trợ không hoàn lại, cần thiết phải có chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư theo hướng xã hội hóa, nhất là có chính sách thỏa đáng thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức xã  hội nhân dân và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước cho sự phát triển y tế, giáo dục và đào tạo. 
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, căn cứ theo các điều kiện của vốn vay kém ưu đãi, có thể thấy đây là nguồn vốn đắt và khó sử dụng so với vốn vay ưu đãi. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay kém ưu đãi đòi hỏi người thụ hưởng phải thông minh và năng động. Nếu vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng một đồng tiền như đồng tiền quy ước (SDR) đối với ADB và WB hoặc bản tệ hay USD của các nhà tài trợ khác thì đối với vốn vay kém ưu đãi (như trong trường hợp của WB), người vay phải thông minh để lựa chọn đồng tiền vay trong một rổ tiền tệ gồm USD, đồng Yên (Nhật Bản) hay đồng Euro sao cho rủi ro tỷ giá khi vay trả là thấp nhất. Thời gian trả nợ của khoản vay kém ưu đãi cũng ngắn hơn, đòi hỏi người vay phải thông minh để sử dụng khoản này cho những dự án có thể trả nợ được vốn vay. Mở rộng quan hệ đối tác trực tiếp giữa các chủ thể của hai bên trong quan hệ hợp tác phát triển mới, Chính phủ sẽ tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển quan hệ này, đồng thời đòi hỏi các đối tác Việt Nam cần chủ động, sáng tạo trong hợp tác với các đối tác của các nhà tài trợ - Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết. 
(Còn nữa)
Sông Hồng

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.