Để phát triển TP. Vinh thành đô thị hạt nhân vùng Bắc Trung bộ

(Baonghean) - L.T.S: Báo Nghệ An lược trích đăng nội dung tham luận của đại biểu tham dự Hội thảo “Phát triển Nghệ An đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 26 - NQ/TW của Bộ Chính trị”. 

Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đánh giá: Thành phố Vinh - đô thị loại I, hạt nhân của quá trình đô thị hóa và động lực phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An và vùng kinh tế Bắc Trung bộ; Nghệ An phải phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa là 45% vào năm 2020 (bằng tốc độ đô thị hóa cả nước). Hiện nay đang thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hóa cả nước: 36,8%.

Để phát triển thành phố Vinh là đô thị hạt nhân vùng Bắc Trung bộ, ngoài kinh tế - xã hội nói chung, phải xây dựng được cho Vinh vị thế là trung tâm vùng cả về tài chính thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo và là đầu mối giao thông quan trọng của toàn vùng...

Về giải pháp: 

- Trong những chức năng của đô thị Vinh là trung tâm vùng Bắc Trung bộ cần phải có công tác quy hoạch phù hợp, chất lượng mà phải tạo được vốn để triển khai vào từng công việc cụ thể. Trên cơ sở của công tác quy hoạch (từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết rồi lập dự án đầu tư) về quỹ đất theo từng vị trí quy hoạch chính là tài sản, là nguồn tài chính lớn nhất cần phải được quản lý, khai thác hợp lý nhằm tạo nguồn vốn quan trọng từ đất trong đầu tư phát triển.

- Vinh đô thị loại I, trung tâm vùng Bắc Trung bộ cùng với Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk lắk) trung tâm vùng Tây Nguyên, hay như thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) trung tâm vùng Việt Bắc, đô thị Sơn La (tỉnh Sơn La) trung tâm vùng Tây Bắc... phải được Chính phủ và tỉnh quan tâm xem xét có các cơ chế chính sách, phân công phân quyền phù hợp, không thể chỉ xem các đô thị này như là một đơn vị hành chính cấp huyện, với cơ chế chính sách như các đơn vị hành chính cấp huyện khác, mà phải có cơ chế chính sách riêng cho đô thị trung tâm cấp vùng, là đầu tàu cho quá trình đô thị hoá của một vùng lãnh thổ; phải tập trung nguồn vốn, sức mạnh và nâng cao công tác chỉ đạo quản lý cho những đô thị này mà đô thị Vinh cần phải được ưu tiên nhất. Vinh cần được hưởng những ưu đãi trong việc tiếp nhận đầu tư, cơ chế giao nộp ngân sách, xác định trần chi phù hợp, thông thoáng, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Vinh là đô thị trung tâm vùng.

Một góc Thành phố Vinh. Ảnh: Sỹ Minh
Một góc Thành phố Vinh. Ảnh: Sỹ Minh

- Chủ động và ưu tiên nguồn vốn ODA cho Vinh thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB) và các tổ chức tín dụng lớn khác có uy tín, đặc biệt là các dự án về phát triển hạ tầng, giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng quản lý đô thị thường được WB và ADB rất quan tâm

- Có chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư cho từng dự án, từng chương trình cụ thể theo quy hoạch tổng thể. Có thể sáng tạo Festival Vinh (là gì) như Đà Nẵng có Festival pháo hoa, Đà Lạt có Festival hoa, Nha Trang có Festival biển... chúng ta cần sáng tạo ra những giá trị tinh thần mang thương hiệu đặc sắc, có thể Festival ví, giặm là một ví dụ.

- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, được học hỏi, nâng cao trình độ về quy hoạch và quản lý đô thị, được bố trí để tham quan học hỏi các đô thị trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao kiến thức và trình độ quản lý trong quá trình phát triển thành phố.

Lộ trình thực hiện:

Trước mắt đến năm 2020, thời gian còn ngắn nhưng để phát triển Vinh thực sự trở thành trung tâm vùng, cần phấn đấu thực hiện tốt một số công việc trọng tâm:

- Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch đô thị (quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng, thiết kế đô thị các khu vực điểm nhấn...), đồng thời phải có bản lĩnh để quản lý phát triển đô thị tuân thủ nghiêm theo quy hoạch đã định (không tùy tiện điều chỉnh).

- Thúc đẩy nhanh các dự án tiền đề có tính liên kết vùng (như đại lộ Vinh - Cửa Lò; cầu Cửa Hội qua sông Lam, cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội trong đó có đoạn Viêng Chăn - Vinh qua cửa khẩu Thanh Thủy, cao tốc Hà Tĩnh - Vinh - Hà Nội, nâng cấp cảng Cửa Lò, sân bay Vinh...).

- Tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị Vinh, nhất là thoát nước, xử lý nước thải, từng bước ngầm hóa hệ thống cấp điện; các dự án bảo vệ và cải thiện môi trường (cây xanh, bảo vệ sông, hồ trong thành phố...); bảo vệ nghiêm ngặt môi trường đô thị.

- Tập trung đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo dạy nghề, tạo nguồn nhân lực đáp ứng; lưu ý thêm về kỹ năng (như ngoại ngữ, tin học, dạy nghề...); đào tạo quản lý phát triển đô thị.

- Rà soát, đề xuất Chính phủ ban hành hoặc tỉnh ban hành các cơ chế chính sách đặc thù mở đường cho phát triển.

- Lộ trình đến năm 2030 cần phải sớm định hình đô thị cấp vùng với đầy đủ các chức năng như Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị giao. Tùy theo từng nội dung và hoàn cảnh cụ thể để điều chỉnh các chức năng đô thị vùng vào các thời gian thích hợp.

- Phải xem xét từng thời gian với công việc thật khoa học, khách quan với ý chí quyết tâm nhưng không bằng mọi giá để Vinh phát triển toàn diện và bền vững.

…Xây dựng đô thị Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung bộ là nhiệm vụ quan trọng và đầy thử thách. Thực hiện Nghị quyết 26- NQ/TW của Bộ Chính trị là một công việc mà Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An phải tổ chức triển khai toàn diện trong địa bàn tỉnh mà thành phố Vinh là trung tâm.

…Cần phải thống nhất quan điểm: Không gian đô thị Vinh với thị xã Cửa Lò là một không gian liên tục - Vinh là đô thị biển, đây là giá trị cốt lõi cho Vinh có sự phát triển kết nối về phía Đông, khai thác toàn bộ kinh tế biển (cảng, du lịch) làm phong phú và làm tăng thế mạnh và tính cạnh tranh đô thị so với nhiều đô thị biển Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở không gian biển, không gian kinh tế, không gian cho hoạt động văn hóa du lịch phải hướng về phía Tây, đặc biệt là làng Kim Liên - Quê hương Bác Hồ, một giá trị tinh thần và yếu tố lịch sử nhân văn mà chỉ ở Nghệ An mới có.

Sông Lam - con sông đã đi vào thi ca, niềm vui và hạnh phúc của dân hai bờ sông với địa danh Nghệ An - Hà Tĩnh (sông Lam - núi Hồng Lĩnh); cần phải cân nhắc và đặt vấn đề cho việc khai thác sông Lam đoạn qua Vinh và về phía Nam bên sông Lam có làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân có Đại thi hào Nguyễn Du…

Trần Ngọc Chính
(Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam)
 

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.