Đô Lương: Chủ động giống cá vụ 3

(Baonghean) - Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”. Trước thực trạng đó, nông dân Đô Lương đã có giải pháp vừa đảm bảo cung ứng được giống, vừa nâng cao hơn hiệu quả trên một diện tích đất lúa.
Anh Lê Văn Đô (khối 5, Thị trấn Đô Lương) chăm sóc cá giống.
Anh Lê Văn Đô (khối 5, Thị trấn Đô Lương) chăm sóc cá giống.
Hàng năm đến thời điểm thả cá vụ 3, giá cá thường tăng cao, có những năm không có giống nên nhiều diện tích phải bỏ hoang. Để chủ động nguồn giống, huyện Đô Lương - một trong những địa phương có phong trào nuôi cá vụ 3 mạnh với diện tích hàng năm lên đến hơn 500 ha, đã có cách làm mới đem lại hiệu quả cao. Đó là phong trào nuôi cá 7 tháng để chủ động giống cho nuôi cá vụ 3. Những ngày này, cánh đồng Cầu Tiên thuộc Thị trấn Đô Lương trở nên nhộn nhịp với cảnh từng đoàn xe máy nối đuôi nhau chờ mua cá giống về thả cá vụ 3. Đang thu nốt mẻ lưới để cân cá cho khách hàng, anh Nguyễn Trọng cho biết: Anh nhận thầu của thị trấn hơn 1 ha, đã 10 năm nay anh nuôi cá vụ 3 nhưng năm nay là năm đầu tiên anh nuôi cá 7 tháng, hiệu quả đem lại đã thấy rõ.
Trước đây trên diện tích đấu thầu, anh làm 2 vụ lúa. Sau khi gặt lúa hè thu thì đắp bờ dâng nước để thả cá vụ 3. Nhưng nhận thấy hiệu quả sản xuất hè thu không cao, năm nay cùng với các hộ nhận thầu, anh chuyển sang nuôi cá 7 tháng. Sau khi thu hoạch lúa đông xuân là tiến hành cải tạo đồng ruộng thả cá giống. Sau 3 tháng nuôi, đến thời điểm thả cá vụ 3 anh thu tỉa để bán cá giống. Lúc này, cá đạt trọng lượng 6 - 10 con/kg, bán với giá cá thịt 50.000 đồng/kg. Hiện nay, anh đã thu về được 30 triệu đồng. Số còn lại anh tiếp tục nuôi đến cuối vụ tháo cạn thu hoạch để làm lúa vụ đông xuân. Với diện tích 1 ha sẽ cho hơn 1 tấn cá, đồng thời do đặc điểm cá nuôi trên ruộng, không cho ăn thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng hứa hẹn mang lại thu nhập khá cao cho gia đình anh. 
Chia tay anh Nguyễn Trọng, chúng tôi đến thăm “ruộng cá” của anh Lê Văn Đô ở khối 5, Thị trấn - người đầu tiên khởi xướng phong trào nuôi cá 7 tháng. Anh Đô đấu thầu 2 ha ruộng cá lúa của hợp tác, đã có thâm niên hơn 10 năm trong nghề nuôi cá vụ 3. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thả cá vụ 3, anh lại phải chạy đôn, chạy đáo tìm mua cá giống. Nhiều năm mua phải mẻ cá “còi” nuôi không lớn coi như lỗ vốn. Là người có kinh nghiệm trong nghề, một câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu sao mình không sản xuất lấy giống mà phải phụ thuộc vào thị trường? Với sự trăn trở đó, trên diện tích 2 ha, sau sản xuất lúa đông xuân, anh khoanh vùng để nuôi cá giống. Sau vài năm thử nghiệm thành công, 3 năm nay anh nhân rộng trên mảnh đất của mình. Vào tháng Chạp, anh tìm đến các cơ sở sản xuất cá giống mua cá bột về ương lên cá hương rồi cá giống. Cũng như anh Trọng, sau khi bán đi một phần cá giống, số còn lại được anh tiếp tục nuôi đến khi thu hoạch lúa đông xuân thì bung cá ra ruộng. Năm nay với 20 chén bột anh ương được hơn 2 tạ cá giống, thu về 20 triệu đồng. Sau 3 tháng nuôi tiếp cá vụ 3 trong vùng được 1,2 tấn thu về 60 triệu đồng. Số cá còn lại trong ruộng tiếp tục nuôi đến cuối năm sẽ được thêm 2 tấn thu về khoảng 100 triệu đồng. 
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh -  Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đô Lương: Với diện tích cá vụ 3 lên đến hơn 500 ha, lượng cá giống cần hàng năm là rất lớn. Do các cơ sở sản xuất cá giống không sản xuất loại cá này nên hàng năm vào vụ thả thường xảy ra hiện tượng “cháy giống”. Bà con thường phải tìm nguồn giống trôi nổi trên thị trường, nhiều năm mắc phải cá mang nguồn bệnh, cá còi cọc chậm lớn dẫn đến thiệt hại cho người sản xuất. Mô hình nuôi cá 7 tháng ở Thị trấn Đô Lương giúp bà con chủ động nguồn giống rõ nguồn gốc, chất lượng được kiểm soát. Mặt khác, những người sản xuất cá giống ở thị trấn là những người có nhiều kinh nghiệm, sẽ tư vấn cho bà con kỹ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho cá trong quá trình nuôi. 
Từ kết quả ban đầu của một số hộ nuôi nhỏ lẻ, năm 2014 huyện Đô Lương xây dựng đề án chuyển toàn bộ 70 ha trên cánh đồng Cầu Tiên từ nuôi cá vụ 3 sang nuôi 7 tháng. Huyện hỗ trợ kinh phí đầu tư chuyển đổi, tập huấn, kỹ thuật… cho bà con. Theo ông Trần Doãn Hùng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đô Lương, do chuyển đổi nuôi cá 7 tháng nên năm nay huyện đã chủ động được nguồn giống cho cá vụ 3. Trên cơ sở kết quả của năm nay, huyện sẽ cân đối đủ diện tích để cung ứng giống cho cả huyện khi nâng diện tích cá vụ 3 toàn huyện lên 700 ha. Hiện nay, huyện đang khảo sát số diện tích sản xuất hè thu không ăn chắc sang nuôi cá 7 tháng vì nhu cầu của các địa phương đang rất lớn. 
Từ kết quả nuôi cá 7 tháng của Đô Lương, các địa phương có diện tích cá vụ 3 lớn như Thanh Chương, Diễn Châu, Nam Đàn có thể tham khảo để có kế hoạch quy hoạch chuyển đổi hình thức nuôi theo mô hình 7 tháng của Đô Lương để chủ động về nguồn giống và nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Anh Tuấn 

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.