Làng nghề chổi đót Đồng Tâm

(Baonghean.vn) - Làng Đồng Tâm (xóm 4, xã Thanh Lương- Thanh Chương) ngoài sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, còn có nghề kết chổi đót được hình thành, du nhập từ trước năm 1980, đến nay nghề được duy trì và phát triển có hiệu quả...

 

Vào khoảng tháng 3, tháng 4 các hộ làm chổi đót ở xóm 4, xã Thanh Lương bắt đầu thu mua đót về dự trữ, phơi khô để làm nguyên liệu sản xuất cho cả năm. Đót được đặt mua tại các huyện miềm múi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông... Trước kia dân làng chỉ xem làm chổi đót là nghề phụ, nhưng nay nó đã trở thành nghề chính, một số hộ đã tập trung đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất và đứng ra thu gom chổi ở địa phương để đưa đi các tỉnh Thanh Hóa,Ninh Bình, Hà Nội... để tiêu thụ.

 

Hiện toàn xã có 47 hộ làm nghề kết chổi đót, tập trung chủ yếu ở xóm 4 với gần 100 lao động địa phương tham gia. Ngoài ra, nghề làm chổi còn thu hút khoảng 30 lao động tham gia các khâu như dịch vụ, bán chổi rong... Cái hay là nghề làm chổi không đòi hỏi nhiều sức khỏe nên chị em phụ nữ lúc nông nhàn, thậm chí nhiều em học sinh ngoài giờ học tập cũng có thể giúp việc cha mẹ. Thu nhập nghề làm chổi không cao không cao, trung bình từ 1,6- 1,8 triệu đồng/người/tháng nhưng tính ra cũng bằng thu nhập của cả 1 sào lúa khi được mùa, hơn nữa lại luôn ổn định và đầu tư chi phí sản xuất thấp. Vì vậy nói là tranh thủ, nhưng hầu hết người dân khi đã tham gia làm chổi đều say mê, quanh năm theo nghề, chỉ ngày mùa bận mải họ mới tạm nghỉ vài hôm để cấy, gặt. Để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu sản xuất, có người mua cả chục tấn đót tươi về phơi khô rồi dự trữ để làm đến ngày "giáp đót".


Làng nghề chổi đót Đồng Tâm ảnh 1

Nghề làm chổi đót đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân xóm 4 xã Thanh Lương (Thanh Chương)
 

Đến thăm gia đình anh Nguyễn Sỹ Hoàn (xóm 4- xã Thanh Lương), chúng tôi thấy cả 3 cha con cùng làm chổi, công việc đồng áng giao cho người vợ cáng đáng. Hỏi chuyện làm ăn, anh Hoàn cho biết: "Ngoài 3 sào ruộng nhận khoán của xã, nghề kiếm sống là làm chổi đót. Nghề ni không vất vả lắm, mỗi ngày làm 35 đến 40 chổi là có thu nhập khoảng trên dưới 80.000 đồng. Để hoàn thành được một cái chổi phải trải qua nhiều công đoạn, đặc biệt là công đoạn vào cán và bện. Bông đót cũng yêu cầu phải được nắng, có màu trắng xanh, dài thì chổi mới bền.Gia đình tôi cũng như hầu hết các gia đình trong xã nhờ làm chổi đót mà có bát ăn, bát để, có tiền lo cho con cái ăn học".

 

Vào tháng Giêng là chính vụ đót, giá đót rẻ lại đẹp nên nhiều gia đình đã đầu tư mua thêm hàng tấn đót dự trữ. Và cứ 3 tấn đót tươi sau khi phơi phong sẽ được 1 tấn đót khô, qua tay bàn người thợ thợ xịn làm ra được 1.800 cây chổi. Vừa thoăn thoắt hoàn thiện cho cây chổi để bạn hàng đến nhận, em Trần Thu Thuỷ- đang học lớp 6 cho biết: "Em biết làm chổi cũng đã được hơn một năm. Ban đầu, àm chưa đẹp bằng mẹ, nhưng làm tới đâu lại được mẹ chỉ dẫn tới đó nên cũng đã "lên tay" rất nhiều. Ngoài thời gian đến lớp, em làm "thợ phụ" cho mẹ. Một ngày chăm chỉ cũng làm 10 cây chổi".


Nghề làm chổi đót không phải là nghề chính của người dân Thanh Lương, nhưng nó phát huy được thời gian rảnh rỗi của người dân sau mùa vụ thu hoạch. Người dân có thể lấy nguyên liệu từ các cơ sở về làm nhà, tranh thủ làm vào ban đêm, buổi trưa… nhưng đem lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho gia đình. Chị Nguyễn Thị Loan, người đã có thâm niên trên 20 năm theo nghề kết chổi đót chia sẻ: Tuy nghề có nguồn thu đáng kể nhưng công việc này không phải lúc nào cũng thuận lợi. Vào những ngày mưa to, gió lớn, chổi không bán được thì chỉ có nước là đem cất đi chờ nắng lên". Những lúc như thế nguyên liệu và sản phẩm dễ bị mốc, ẩm ướt, sau mất giá hoặc không bán được. Thế là nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi...
 

Nghề làm chổi ở Thanh Lương đang trên đà phát triển, nhưng chủ yếu kinh tế hộ, lại phụ thuộc phần lớn vào thị trường trung gian, do đó lợi nhuận cũng như quy mô sản xuất còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, bài toán mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện để chổi đót Đồng Tâm trở thành thương hiệu có tiếng cho khách hàng tìm đến.  


Ngọc Anh

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.