Mỹ - Saudi Arabia: 'Cuộc hôn nhân đổ vỡ'?

(Baonghean.vn) - Ngày 20/4, Tổng thống Barack Obama có chuyến thăm 2 ngày tới Saudi Arabia, đồng minh thân cận của Mỹ suốt hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, thực tế đặt ra là một trong những đồng minh lâu đời nhất tại Trung Đông này từ lâu đã không còn chia sẻ lợi ích và giá trị chung với Washington. Và chuyến đi này của ông Obama được coi như một “sứ mệnh” đặc biệt để cứu vớt mối quan hệ vốn chẳng còn mấy mặn nồng giữa Washington và Riyadh.

Giới chức Saudi Arabia đón tiếp Tổng thống Obama tại sân bay quốc tế thủ đô Riyadh. Ảnh: Reuters.
Giới chức Saudi Arabia đón tiếp Tổng thống Obama tại sân bay quốc tế thủ đô Riyadh. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Obama không nhận được sự tiếp đón trọng thị từ phía Saudi Arabia, khi chỉ có một phái đoàn nhỏ gồm những quan chức cấp thấp đón ông tại sân bay Riyadh, và đài truyền hình quốc gia Saudi cũng không phát sóng những hình ảnh khi người đứng đầu Nhà Trắng đáp máy bay bắt đầu chuyến thăm quốc gia này.

Giới chức cấp cao của Saudi Arabia đã thể hiện rõ ràng rằng quan hệ với Mỹ chỉ có thể cải thiện sau khi ông Obama rời nhiệm sở. Saudi Arabia khá tức giận khi chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã thông qua thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran. Riyadh tin rằng Tổng thống tiếp theo của Mỹ có thể sẽ khôi phục lại vị trí của Saudi Arabia là đồng minh chính của Mỹ ở Trung Đông.

Saudi Arabia có phải đồng minh của Mỹ?

Lý giải mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia không đơn giản như cách chúng ta nhìn vào mối quan hệ của Mỹ với các nước dân chủ thân thiết khác như Anh hay Canada.

Saudi Arabia là một quốc gia Trung Đông theo chế độ độc tài, phân biệt đối xử phụ nữ, không cho phép tự do tôn giáo và ngăn cản tự do báo chí. Chính nơi đây là cái nôi của chủ nghĩa Wahhabi với một quan điểm cứng nhắc “Không có chúa trời nào khác ngoài Đức Allah”.

Tuy nhiên, Saudi Arabia không phải một Nhà nước Hồi giáo. Vương quốc này không tìm cách phá hoại trật tự tôn giáo, tài trợ khủng bố chống lại phương Tây hay lập ra một Đế chế Hồi giáo (Caliphate). Thậm chí ngược lại, Saudi Arabia là nạn nhân của những tên khủng bố thánh chiến, và giới chức nước này đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để chống lại tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Yemen và tham gia liên minh quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria.

Tuy nhiên đằng sau những mục đích cao cả trên, Saudi Arabia bị cáo buộc dung dưỡng các nhóm khủng bố đang hoành hành tại Syria như IS hay Mặt trận al-Nusra, một nhánh của al-Qaeda. Tiền dầu của Saudi Arabia và tư tưởng Wahhabi độc ác là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng các nhóm cực đoan này. Và mới đây nhất, việc Riyadh đe dọa bán số tài sản hàng trăm tỷ USD của Mỹ nếu Mỹ chính thức kiện nước này vì có dính líu tới vụ khủng bố 11/9 đã cho thấy lỗ hổng ngày càng lớn trong mối quan hệ song phương.

Chuyến thăm của Mỹ tới Saudi Arabia trong bối cảnh quan hệ đồng minh không mấy mặn nồng. Ảnh: AP.
Chuyến thăm của Mỹ tới Saudi Arabia trong bối cảnh quan hệ đồng minh không mấy mặn nồng. Ảnh: AP.

Lợi ích Mỹ-Saudi Arabia về cơ bản đang bị chia rẽ?

Thỏa thuận lớn giữa việc cho phép Mỹ tiếp cận dầu của Saudi Arabia để đổi lấy cam kết của Mỹ nhằm bảo đảm an ninh cho Riyadh khỏi mối đe dọa bên ngoài đã bị phá vỡ, bất chấp việc chính quyền Tổng thống Obama đã bán gần 100 triệu USD vũ khí cho Saudi Arabia. Vẫn còn bất đồng lớn giữa 2 nước trong việc giải quyết các vấn đề cốt lõi như Syria, Iran, xung đột Israel-Palestine, Ai Cập và dân chủ hóa khu vực.

Nền tảng cho sự nghi ngờ và mất lòng tin của Riyadh càng nhân lên, trong bối cảnh Mỹ không còn mặn mà với các đồng minh truyền thống tại vùng Vịnh nhưng lại cởi mở hơn với Iran.

Saudi Arabia đang có xu hướng bất ổn và đổ sụp?

Không hẳn vậy, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng quốc gia này phần nào đang ở bờ vực sụp đổ. Saudi Arabia có nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Giá dầu sụt giảm mạnh khiến ngân sách thâm hụt đáng kể và buộc chính quyền Riyadh thắt chặt chi tiêu, trong khi Saudi Arabia vướng vào cuộc chiến tốn kém tại Yemen và bị áp lực từ phía đối thủ Iran đang ngày càng mạnh lên sau khi được dỡ bỏ cấm vận kinh tế. Tuy nhiên Saudi Arabia vẫn là một quốc gia ổn định, với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nợ công thấp và dự trữ tiền mặt cao.

Nếu so sánh nước này với Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq hay Liban, thì dường như Saudi Arabia vẫn là hình mẫu của sự ổn định. Song, vấn đề nội bộ liên quan tới chuyển giao quyền lực có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Washington và Riyadh và tạo ra căng thẳng lớn hơn trong những năm tới. Saudi Arabia sẽ thay đổi, câu hỏi là sự thay đổi đó sẽ mang tính tiến hóa hay cách mạng.

Tổng thống Obama hội đàm với Vua Salman bin Abdulaziz của Saudi Arabia tại cung điện Egra ở thủ đô Riyadh ngày 20/4. Ảnh: AFP.
Tổng thống Obama hội đàm với Vua Salman bin Abdulaziz của Saudi Arabia tại cung điện Egra ở thủ đô Riyadh ngày 20/4. Ảnh: AFP.

Mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia quan trọng đến mức khó sụp đổ?

Có thể nói như vậy. Dù rằng những chính sách với Saudi Arabia còn bất cập, song Mỹ vẫn cần tới những người bạn trong khu vực để giúp ổn định tình hình và theo đuổi các lợi ích. Và một khi dầu thô vẫn được kinh doanh tại một thị trường đơn lẻ, thì sự đứt gãy trong nguồn cung sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và các thị trường trên toàn thế giới, trong đó có Mỹ.

Do đó hiển nhiên, sự ổn định của Saudi Arabia nói riêng và vùng Vịnh nói chung vẫn là mối quan tâm cốt yếu của Mỹ. Hơn nữa, Washington vẫn cần tới Riyadh trong vấn đề chia sẻ tình báo cùng cuộc chiến chống IS và các nhánh khủng bố của al-Qaeda tại Yemen, cũng như hợp tác với Riyadh để giải quyết khủng hoảng Syria.

Quan hệ đồng minh được cải thiện dưới thời Tổng thống mới?

Rõ ràng Saudi Arabia đang mong chờ chính quyền của Tổng thống mới lên thay thế Tổng thống đương nhiệm Obama. Ông Obama nói rằng Saudi Arabia đang “xài chùa” lợi ích từ cam kết bảo đảm an ninh của Mỹ, mà không có sự đáp lại công bằng trong việc hỗ trợ các mục tiêu của Mỹ.

Một thực tế đau lòng rằng Mỹ đang vướng vào một cuộc “hôn nhân tồi tệ” với Saudi Arabia, không thể li dị cũng khó hàn gắn êm đẹp. Do đó, trong chuyến thăm tới Saudi Arabia lần này của Tổng thống Obama, Washington muốn tận dụng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) ngày 21/4 như một cơ hội tốt để tăng cường mối quan hệ hai bên, cũng như làm trung gian hòa giải giữa Iran và các nước Arab vùng Vịnh./. 

Lan Hạ

(Theo CNN)

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.