Người "vác tù và" cần mẫn

(Baonghean) - Làm xóm trường vốn là một công việc không dễ dàng nhưng có một người đã gắn bó với công việc này hơn 20 năm nay và luôn hoàn thành nhiệm vụ với một sự nhiệt tình, say mê không mệt mỏi. Ông là Phan Văn Song, một giáo dân của xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương.

Mấy năm trước đường về xã Phong Thịnh còn lầy lội thế mà giờ đây Phong Thịnh như được “khoác áo mới” với những con đường nhựa rộng thênh thang, sạch sẽ. Qua trung tâm xã, xe chúng tôi chỉ đi chưa đến 15 phút là đến  xóm Trung Thành, một xóm thuộc “vùng sâu, vùng xa” của xã Phong Thịnh. Xóm hiện vẫn đa phần là sản xuất nông nghiệp, người dân chân chất, là 1 trong 3 xóm đầu tiên của huyện Thanh Chương được công nhận danh hiệu Làng Văn hóa cấp tỉnh. 
Người đưa phong trào của xóm đi lên không ai khác chính là Xóm trưởng Phan Văn Song, người đảng viên gương mẫu. Nói về ông, người dân trong xóm ai cũng trân trọng bởi ít có một người nào gắn bó việc làng, việc xóm thời gian dài như ông. Đến nay đã 20 năm, 1 tháng, 15 ngày ông làm công việc “vác tù và hàng tổng” và một năm trước ông đã có ý định xin nghỉ vì sức khỏe, vậy mà mãi vẫn chưa thể bàn giao công việc. Ông Nguyễn Hữu Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Phong Thịnh thừa nhận: Ít có người đảng viên nào cần mẫn, chăm chỉ và đóng góp nhiều cho địa phương như Xóm trưởng Phan Văn Song. Nếu ông nghỉ việc, thực sự chúng tôi thiếu đi một cán bộ tận tụy.
Ông Song (bên phải) thảo luận với Bí thư xã Phong Thịnh.
Ông Song (bên phải) thảo luận với Bí thư xã Phong Thịnh.
Phong Thịnh vốn là một xóm nghèo, thời điểm ông Phan Văn Song lên làm xóm trưởng năm 1993 toàn xóm có đến hơn 30% hộ nghèo, hệ thống điện, đường còn hết sức tạm bợ, bà con chủ yếu là nông.  Xác định, muốn xóm đi lên và phát triển kinh tế thì giao thông nông thôn là một việc hết sức cần thiết nên ngay sau khi được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, ông đã vận động bà con phát quang bờ bụi, mở rộng đường… Thấy đây là một chủ trương đúng đắn nên chỉ một thời gian ngắn phát động, người dân xóm Trung Thành đã hồ hởi hiến đất, tự nguyện chặt cây cối trong vườn để  nhường đất mở rộng đường làng từ 1 - 1,5 mét lên 3-4 mét.  
Ông cũng trăn trở, Trung Thành là xóm ít ruộng lại hay bị ngập úng nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều cần phải quan tâm.  Bản thân ông Song khi đó cũng chỉ là công nhân Xí nghiệp gạch 22/12 về hưu, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi không có nhiều nhưng ông đã mạnh dạn để nghị lên xã, huyện đưa kỹ thuật và giống mới về hỗ trợ và giúp đỡ bà con phát triển kinh tế. Lợi thế của xóm Trung Thành là đất rừng nên ngay sau khi được triển khai, bà con đã nhanh chóng tiếp cận trồng rừng và xây dựng trang trại. Thế nên, chỉ sau vài năm, kinh tế Trung Thành đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo từ 30% nay chỉ còn 4% (4 hộ). Xóm cũng là đơn vị dẫn đầu của huyện trong xây dựng xóm văn hóa.
Bằng nội lực và hoàn toàn dựa vào sự đóng góp của nhân dân, ông đã vận động nhân dân trong xóm làm đường bê tông, xây nhà văn hóa, mua sắm đồng bộ, đầy đủ các thiết chế văn hóa. Hỏi ông về việc làm này, ông bảo: vận động nhân dân quyên góp tiền xây dựng các công trình công cộng là việc làm nhạy cảm. Vì thế, nếu không làm khéo, làm đúng thì đôi khi còn gây nên những mặt trái. Bản thân tôi quan điểm, mình làm việc gì cũng vì nhân dân, một đồng của dân cũng công khai, cũng sử dụng đúng mục đích. Có như vậy, dân mới tin, mới ủng hộ…
Được sự tin tưởng đó nên từ năm 1996, trong khi nhiều nơi còn đang loay hoay chưa biết vận động như thế nào, tổ chức ra sao thì xóm Trung Thành đã xây dựng xong nhà văn hóa, xây dựng xong hương ước và đưa hoạt động của xóm vào quy củ. Nhờ đó, từ năm 1999 xóm đã vinh dự được công nhận danh hiệu Xóm Văn hóa cấp tỉnh. Hiện, xóm có trên 90% gia đình văn hóa, trên 40 con em trong xóm đang học tại các trường đại học, cao đẳng, là đơn vị luôn đi đầu trong các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đoàn kết xây dựng nông thôn mới ở xóm, ở huyện.
Trên cương vị là Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, Ủy viên Ủy ban đoàn kết công giáo huyện, ông Song đã tham gia tích cực vào xây dựng mối đoàn kết lương – giáo trong toàn huyện. Mọi người luôn nhớ sự kiện ở Giáo xứ Trung Hòa nhiều năm trước đây. Khi đó dù đã có lần ông Song bị nhiều người dị nghị, nhưng ông vẫn kiên trì hàng đêm đến từng nhà để vận động người dân, tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước, để người dân hiểu và ủng hộ việc làm của chính quyền.
Cũng nhờ những đóng góp đó, nên ông đã 2 lần được Ban Dân vận Tỉnh ủy tặng bằng khen, 14 giấy khen của Huyện ủy Thanh Chương và nhiều lần được đi tham dự báo cáo điển hình. Chia sẻ về kinh nghiệm làm dân vận khéo, dân vận tốt, ông bảo: Cần nhất là phải đi sâu, đi sát, dám làm, dám hy sinh… Ông cũng nói đùa “làm công việc vác tù và hàng tổng thì thường xuyên phải bù lỗ vì phụ cấp không đủ xăng xe đi lại, nhưng tôi thấy vui vì mình đã lên ông, đã nghỉ hưu nhưng vẫn được bà con tin cậy, yêu quý”.
Bài, ảnh: Mỹ Hà

tin mới

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.