Nhộn nhịp mùa thu mua chế biến ngô Lào

(Baonghean.vn) - Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở các xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn huyện Anh Sơn đã tìm cho mình hướng đi mới đó là thu mua ngô về sơ chế bán đi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Dịp này vào mùa vụ thu mua ngô Lào nên tại các xưởng không khí làm việc rất khẩn trương và nhộn nhịp.

Về xưởng chế biến nông sản của gia đình anh Võ Anh Tần thôn Tân Lâm xã Cẩm Sơn chúng tôi được chứng kiến cảnh xe ô tô vào ra để bốc ngô liên tục.

rên địa bàn huyện Anh Sơn hiện có trên 20 cơ sở thu mua ngô lớn tập trung ở các xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn
Anh Sơn hiện có trên 20 cơ sở thu mua ngô lớn tập trung ở các xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn

Năm 2009 gia đình anh đầu tư trên 100 triệu xây dựng xưởng chế biến và thu gom nông sản rộng hơn 300m2 và mua chiếc xe 2 ô tô vận tải trị giá trên 1 tỷ đồng chuyên thu mua ngô ở Lào và các vùng lân cận về nhập bán đi khắp nơi.

Thời điểm mùa vụ hàng năm bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, cứ 2-3 ngày nhập một đợt, bình quân mỗi tháng gia đình anh thu mua từ 600 - 800 tấn. Hiện tại giá ngô anh thu mua 4,6 triệu/tấn, sau đó về nhập với giá 5,1 triệu/tấn. Tính ra mỗi tháng sau khi trừ chi phí gia đình anh thu lãi được trên 20 triệu đồng. Không chỉ có thu nhập ổn định mà gia đình anh còn tạo việc làm cho 15-20 nhân công làm ở nhiều công đoạn từ bốc vác, phơi, đóng bao bì.

Gia đình anh Võ Anh Tần thôn Tân Lâm xã Cẩm Sơn cứ 2-3 ngày nhập ngô về một đợt,  bình quân mỗi tháng gia đình anh thu mua từ 600-800 tấn, tạo việc làm cho 15-20 nhân công
Gia đình anh Võ Anh Tần ở thôn Tân Lâm, xã Cẩm Sơn cứ 2-3 ngày nhập ngô về một đợt, bình quân mỗi tháng gia đình anh thu mua từ 600 - 800 tấn, tạo việc làm cho 15 - 20 nhân công.

Gia đình chị Nguyễn Thị Yến thôn Hạ Du xã Cẩm Sơn là một trong những đại lý thu mua nông sản lớn ở huyện Anh Sơn. Chị Yến cho biết: Gia đình chị làm nghề thu mua ngô đã hơn 10 năm trở lại đây, từ một đại lý với quy mô nhỏ, ban đầu chỉ thu mua nhỏ lẻ của bà con trong xã đến nay gia đình chị đã thu mua toàn huyện, kể cả các huyện như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn.

Vào dịp này, gia đình đang thu mua ngô từ Lào về cung cấp cho các đại lý ở khắp trên địa bàn tỉnh, mỗi ngày ít thì gia đình chị nhập khoảng 25 tấn ngô, nhiều thì trên 100 tấn. Mỗi năm gia đình chị thu mua 4.000 nghìn tấn ngô hạt, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, tiền công một người từ 300 - 400.000 đồng/ngày. Trừ chi phí mỗi năm gia đình chị thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng.

vào mùa vụ mỗi ngày gia đình chị Nguyễn Thị Yến thôn Hạ Du xã Cẩm Sơn ít thì gia đình chị nhập khoảng 25 tấn ngô, nhiều thì trên 100 tấn.
Vào chính vụ, mỗi ngày gia đình chị Nguyễn Thị Yến ở thôn Hạ Du, xã Cẩm Sơn nhập khoảng 100 tấn ngô.

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: Hiện nay, chỉ riêng ở xã Cẩm Sơn, đã có 6 đại lý lớn thu mua nông sản chủ yếu là ngô. Ngoài mở rộng thị trường thu mua ra các huyện Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn và qua cả Lào.

Những năm gần đây, các đại lý trong xã cũng đã trực tiếp bao tiêu sản phẩm cho 220 ha diện tích trồng ngô của xã nên bà con rất yên tâm ở khâu đầu ra sản phẩm. Điều này không chỉ cho thấy người nông dân nhanh nhạy trong việc đón bắt nhu cầu của thị trường mà đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế chung của xã, những năm gần đây ở Cẩm Sơn tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,2%/năm. Giá trị thu nhập của ngành nông nghiệp đạt trên 85 tỷ đồng, đạt 99,48% kế hoạch.

Vào mùa vụ nên tại các xưởng ngô không khí rất khẩn trương nhộn nhịp.
Vào mùa vụ, các xưởng ngô làm việc hết công suất.

Hiện nay, diện tích ngô của Anh Sơn ổn định khoảng 3.000 ha mỗi vụ, với sản lượng trên 30.000 tấn/năm. Việc tìm đầu ra cho cây ngô luôn là vấn đề đối với người dân, chính quyền địa phương và các ngành liên quan.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện có trên 20 cơ sở thu mua ngô lớn tập trung ở các xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn. Sự xuất hiện của các xưởng thu mua đã tạo thuận lợi cho người nông dân trong việc đưa sản phẩm nông nghiệp đến với thị trường, ổn định giá cả, gắn với nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng, tạo ra động lực để người dân phấn khởi mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh cây ngô trên địa bàn huyện.

                       Thái Hiền

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.