Niềm hy vọng hiếm hoi của châu Âu

(Baonghean) - Từng có nhiều người nói rằng, Federica Mogherini quá trẻ và ít kinh nghiệm để đảm nhận chiếc ghế “Ngoại trưởng” của Liên minh châu Âu (EU). Nhưng giờ đây, tên của bà được nhắc tới trong danh sách những chính trị gia hàng đầu của khu vực. 
Đại diện ưu tú của hội nhập
Mọi thứ không có gì khác ngoài sự hoàn hảo. Mới đây thôi, Federica Mogherini được góp mặt trong một buổi lễ tại thánh đường Sala Regia ở trung tâm của Vatican. Đó là buổi lễ trao tặng cho Giáo hoàng Francis giải thưởng Charlemagne vì những cống hiến cho sự đoàn kết của châu Âu. Mogherini có vẻ như không có nhiều việc để làm tại đây.
Nghi thức lễ tân của Vatican xếp chỗ ngồi cho bà ở hàng thứ hai. Nhưng Mogherini không muốn mình chỉ là một “bình hoa di động”. May mắn lúc đó là Thủ tướng Italy Mateo Renzi, một người hậu thuẫn cho bà, vừa bước vào khán phòng. Cơ hội đã tới và lập tức Mogherini bước tới hàng ghế đầu để chào đón lãnh đạo Italy. Một bước chân nhưng đã đưa Mogherini tiếp cận với vòng quyền lực. Và bà có mặt ở đó tới tận khi báo chí kết thúc công việc của mình tại buổi lễ. 
Nhà ngoại giao Italy Federica Mogherini là đại diện ưu tú cho chính sách hội nhập của EU. Ảnh: Euactive.
Nhà ngoại giao Italy Federica Mogherini là đại diện ưu tú cho chính sách hội nhập của EU. Ảnh: Euactive.

Mogherini biết cách để bước tới trung tâm của sân khấu. Đó là kỹ năng tối thượng mà bà phải có để đảm nhận chức vụ Đại diện cấp cao phụ trách chính sách An ninh và Đối ngoại của EU. Chức danh không đi kèm với nhiều thực quyền. Bà không nắm trong tay quân đội của EU hay một bộ máy cơ quan giúp việc. Để đạt được mục tiêu của mình, Mogherini cần phải có sự khôn ngoan và những kỹ năng ngoại giao để thuyết phục 28 đồng nghiệp nam từ các nước thành viên của khối. 

Nhà ngoại giao nữ người Italy Federica Mogherini đang là biểu tượng cho sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Brussels - trung tâm quyền lực của EU. 42 tuổi, Mogherini từng là ngoại trưởng trẻ nhất của Italy. Bà là người đầu tiên của thế hệ những người 40 tuổi có mặt trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao châu Âu.
Và Mogherini mang trong mình những thuộc tính của một thế hệ lớn lên trong tự do - thứ mà Liên minh đã giúp tạo ra. Những tuyến đường sắt xuyên quốc gia, di chuyển không biên giới, học bổng Erasmus về Trao đổi giữa các trường đại học châu Âu và cả đồng tiền chung. Bà thấu hiểu tinh thần và lợi ích của sự hội nhập. Và giờ đây, chính bà sẽ đại diện cho thế hệ đó, viết tiếp trang mới của lịch sử châu Âu. 
Mogherini được kỳ vọng sẽ giúp đưa con tàu EU giữ được sự đoàn kết và đúng hướng. Ảnh: Sputnik
Mogherini được kỳ vọng sẽ giúp đưa con tàu EU giữ được sự đoàn kết và đúng hướng. Ảnh: Sputnik

Ngọn hải đăng trong “cơn sóng thần nhập cư”

Sự khác biệt mà Federica Mogherini tạo ra chính là nhờ phong cách lãnh đạo rất hài hòa của bà. Nó tương phản rõ rệt với sự khô cứng của người tiền nhiệm đến từ nước Anh - Catherine Ashton.
Sự khác biệt đó đến từ việc xử lý cuộc khủng hoảng người di cư. Bất chấp sự bất đồng chưa từng có giữa các nước thành viên về giải pháp cho lượng người di cư khổng lồ, bà Mogherini vẫn đưa cả châu lục tới ít nhất một điểm đồng thuận. Đó là việc tổ chức một sứ mệnh tuần tra ngoài khơi bờ biển Libya, nhằm ngăn chặn các tàu đưa người sang châu Âu và cứu vớt những người di cư khỏi những con tàu bị chìm. 
“Trận chiến ngoại giao” gian nan
Vấn đề với nữ “Ngoại trưởng” của châu Âu là sức mạnh thực sự trong chính sách đối ngoại của khối lại nằm phần lớn ở chính quyền của các quốc gia thành viên. Thực tế này bà từng phải nếm trải trong bất cứ chuyến công du ra bên ngoài nào. Ví dụ gần nhất là một ngày của tháng Tư, khi bà tới Iran. Sự đón chào nồng ấm của nước chủ nhà ở Tehran cứ như thể hai bên đã bước sang một trang mới.
“Chúng ta đã mở ra một chương mới” Mogherini tuyên bố một cách tự tin khi đứng cạnh Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. “Tôi đại diện cho 500 triệu công dân châu Âu muốn nói rằng, chúng tôi muốn thúc đẩy một kỷ nguyên mới của mối quan hệ này”. Nhưng những nhà báo Iran thì kém tin tưởng hơn vào viễn cảnh đó. Họ đặt câu hỏi rằng, khi nào thì đất nước Iran được hưởng lợi từ việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế. Có rất ít nội dung mà Mogherini có thể giải đáp ngay lúc đó, thậm chí là cả sau này. Rất nhiều ngân hàng nước ngoài vẫn đang chờ cái gật đầu của Mỹ trước khi bắt đầu giải ngân các khoản vay cho phía Iran.
Mogherini là lãnh đạo nữ hiếm hoi nắm giữ một vị trí cao trong bộ máy ở Brussels. Ảnh: Politico
Mogherini là lãnh đạo nữ hiếm hoi nắm giữ một vị trí cao trong bộ máy ở Brussels. Ảnh: Politico.

Nhưng quả thực, cũng không thể trách Mogherini. Quyền lực của “tư lệnh” ngành ngoại giao châu Âu là rất giới hạn. Nó không chỉ được đặt trong mối quan hệ với siêu cường Mỹ, mà còn liên quan phần lớn tới các nước thành viên EU. Các nước EU từ chối nới lỏng ảnh hưởng của họ với chính sách đối ngoại.

Các cuộc họp của EU bàn về công việc đối ngoại đang trở lại với mô hình khi xưa. Gần đây nhất là cuộc họp của các bộ trưởng Ngoại giao ở Luxembourg hồi đầu năm, xung quanh câu hỏi EU có nên tham gia vào cuộc săn tìm IS hay không. Ngoại trưởng Anh và Pháp tranh luận rất gay gắt với nhau khiến những người đồng cấp đột nhiên có cảm giác đang đóng vai phụ trong một cuốn phim. Tình huống này buộc Mogherini phải “cướp mic” và nói: “Tôi là chủ tọa ở đây và vấn đề này sẽ được thảo luận giữa 28 thành viên hiện tại, chứ không phải là song phương”.   
Mogherini lắc đầu trước cuộc đấu khẩu của các đồng nghiệp nam. “Chúng ta có quá nhiều việc phải giải quyết rồi. Chúng ta có thể bổ sung lẫn nhau”. Nhưng bà cũng biết rằng, đó chỉ là một ước muốn lẻ loi vào lúc này. Làn sóng quốc gia hóa hay sự trở lại của những quan điểm bảo thủ, cực hữu đang lan tràn khắp châu Âu. Đó không chỉ là nước Anh, đất nước đã chọn quay lưng với toàn bộ châu Âu. Chống lại một bối cảnh như vậy, ý tưởng về một chính sách đối ngoại chung cho châu Âu lại ngày càng xa vời.
Bất chấp điều đó, Mogherini đang cố gắng để mang tới những thay đổi. Bà vừa công bố một chiến lược đối ngoại mới cho EU, lần đầu tiên kể từ năm 2003. Đó không phải là một sự liều lĩnh, đó là nỗ lực để chống lại xu hướng chán nản đang ngày càng phổ biến hiện nay trong EU. 
Phan Tùng

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.