Niềm tin của người dân Mỹ vào truyền thông ngày càng giảm sút

Niềm tin của người dân Mỹ vào các hãng truyền thông và các sản phẩm tin tức đã giảm sút trầm trọng trong thời gian gần đây.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Đây là kết luận được đưa ra trong một cuộc thăm dò dư luận do hãng Gallup tiến hành và công bố ngày 14/9, làm dấy lên quan ngại về chất lượng cũng như độ tin cậy về tin tức mà giới truyền thông Mỹ mang lại.

Cuộc khảo sát được tiến hành qua điện thoại từ ngày 7-11/9 vừa qua với sự tham gia của 1.020 người dân. 

Kết quả thu được cho thấy giới truyền thông hiện nay không giành được nhiều niềm tin của công chúng Mỹ, theo đó chỉ có 32% người được phỏng vấn nói "Có" khi được hỏi liệu tin tức truyền thông có "đầy đủ, chính xác và công bằng" hay không. 

Tỷ lệ này thấp hơn 8% so với năm ngoái và là mức thấp nhất trong lịch sử thăm dò dư luận của Gallup về vấn đề này. 

Niềm tin đối với truyền thông ở giới trẻ cũng giảm sút mạnh khi chỉ có 26% người được phỏng vấn ở độ tuổi 18​-49 bày tỏ sự tin tưởng, trong khi con số này ở các đối tượng từ trên 50 tuổi là 38%.

Đánh giá về vấn đề này, Gallup cho rằng chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm niềm tin đối với truyền thông trong năm nay. 

Theo đó, rất nhiều giới chức lãnh đạo Đảng Cộng hòa và các nhà phê bình bảo thủ cho rằng ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton đã nhận được quá nhiều sự ưu ái của phía truyền thông, trong khi đại diện Đảng Cộng hòa Donald Trump lại bị đưa những thông tin tiêu cực và không công bằng. 

Chính điều này có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến niềm tin vốn đã mong manh của các nghị sỹ Cộng hòa đối với truyền thông thậm chí "biến mất."

Ngoài ra, những chỉ trích mà báo chí nhằm vào "ông trùm" bất động sản cũng tác động đến ý kiến dư luận. Theo đó, chỉ 14% cử tri Cộng hòa bày tỏ sự tin tưởng đối với các truyền thông đại chúng, giảm mạnh so với mức 32% hồi năm ngoái và là mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua ở cử tri đảng này. 

Ở bên Đảng Dân chủ, có 51% cử tri thể hiện niềm tin với các hãng truyền thông, giảm 4% so với năm ngoái, trong khi con số này ở cử tri độc lập đã giảm từ 33% trong năm 2015 xuống còn 30%. 

Gallup bắt đầu đặt câu hỏi về niềm tin đối với các sản phẩm tin tức và giới truyền thông từ năm 1972. Sự tin tưởng của người dân Mỹ đạt mức cao nhất vào năm 1976 khi có tới 72% người được hỏi nói rằng họ có niềm tin rất lớn đối với truyền thông, trong khi số người nói "không" chỉ 26%.

Theo Vietnamplus

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.