Nơi giáo dục truyền thống hiếu học của xứ Nghệ

(Baonghean) - Hồ Tông Thốc là Trạng nguyên, danh thần thời Trần, là người văn chương tài hoa nổi tiếng, một nhà sử học lớn, một nhà chính trị và nhà ngoại giao nổi tiếng. Để tưởng nhớ công ơn của ông với quê hương, đất nước, con cháu và nhân dân đã lập nên Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành...

Theo Gia phả họ Hồ Tam Công, Hồ Tông Thốc sinh năm Giáp Tý (1324), tại Gò Tràm - thời Trần gọi là Kẻ Cuồi hay Trang Cuồi, thuộc xã Quỳ Trạch, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành. 

Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc.
Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc.
Thuở nhỏ, Hồ Tông Thốc là con nhà nghèo nhưng rất thông minh, hiếu học và học rất giỏi. Lớn lên, ông được gia đình cho đi tầm sư học đạo ở làng Võ Ngại, huyện Đường Hào, phủ Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.  Năm 17 tuổi, Hồ Tông Thốc dự thi Đình và đỗ Trạng nguyên, đó là năm Khai Hựu thứ 13, đời vua Trần Hiến Tông. Tuy tuổi còn trẻ nhưng Hồ Tông Thốc vẫn được vua Trần Dụ Tông bổ nhiệm giữ chức Trung Thư Lệnh. Năm 1372, vua Trần Nghệ Tông thăng chức cho Hồ Tông Thốc làm Hàn lâm viện đại học sĩ. 
Năm Xương Phù thứ 10 (1386), ông được vua Trần Phế Đế giao chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ, kiêm Thẩm Hình Viện Sứ. Về sau Hồ Tông Thốc còn được phong văn võ hữu quốc thượng vị hầu, quan nội hầu, quan phục hầu, diên thiên thập nhị và tước Đường quận công. Là người có học vấn uyên bác, giỏi thơ văn, có tài ứng đối linh hoạt, ông thường được vua Trần cử giao thiệp với các sứ thần nước ngoài và nhiều lần đi sứ ở Trung Quốc và lần nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa lòng nhà vua và được sứ thần nước ngoài kính nể.
Ông là niềm tự hào của dòng họ, của quê hương Hồng Lam, của đất nước Việt Nam, nhất là về truyền thống hiếu học. Hồ Tông Thốc là một nhà văn hóa lớn, nhà sử học lớn, nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của dân tộc ta.
Trạng nguyên Hồ Tông Thốc đã cùng với Trạng nguyên Bạch Liêu mở đầu cho nền khoa bảng của đất Hồng Lam nói chung. Đối với dòng họ, Hồ Tông Thốc là người mở đầu cho nền khoa bảng của một dòng họ có truyền thống hiếu học, học giỏi, nhiều người đỗ đạt. Gia đình Hồ Tông Thốc có 3 thế hệ liên tiếp đều đỗ Trạng nguyên ở thời nhà Trần, ghi danh bảng vàng là: Trạng nguyên Hồ Tông Thốc - cha, Hồ Tông Đốn - con, Hồ Tông Thành - cháu. Trong nhân dân xứ Nghệ có lưu truyền hai câu:
"Một nhà ba trạng nguyên ngồi,
Treo gương từ mẫu cho đời soi chung".
Hiện tượng của gia đình Hồ Tông Thốc - một nhà có 3 Trạng nguyên - là một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa bảng cả nước và hiện tượng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. 
Năm 1404 Hồ Tông Thốc mất ở làng Tam Công. Nhân dân đã cho xây dựng đền thờ tại nền nhà ông ở, để tưởng nhớ công ơn của Hồ Tông Thốc và những người đã có đóng góp cho quê hương, đất nước trong dòng họ Hồ. Đó là một vị trí đẹp, ở phía Đông - Nam làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Đông Thành (nay làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành). 
Theo các cụ cao niên họ Hồ ở đây cho biết, di tích này từng bị trận binh hoả lớn thời chiến tranh Trịnh - Mạc thiêu thành tro bụi. Đến thời Nguyễn (1919) mới được phục dựng, trùng tu khang trang như hiện nay. Bởi vậy, kiến trúc đền thờ hiện nay mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn và mang đậm phong cách kiến trúc của miền Trung. Đó là qui mô vừa phải, kết cấu gọn nhẹ, hợp lý.
Di tích Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc gồm có nhà bái đường (Hạ điện) và điện thờ (Thượng điện) bố cục theo chữ Nhị (=) ở cuối phía đông nam Kẻ Cuồi (nay là xóm 3, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành). 
Với đặc điểm, tính chất và tầm quan trọng của di tích, ngày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Quyết định số 154/QĐ-VH công nhận Di tích Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia. Năm 2012 di tích đền thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Thọ Thành, Yên Thành (còn gọi là đền thờ Tam Công) đã được phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết tu bổ, tôn tạo. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 26,6 tỷ đồng do UBND huyện Yên Thành làm chủ đầu tư, Công ty CP Kiến trúc Thăng Long lập quy hoạch xây dựng.
Di tích đền thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc là một địa chỉ tiêu biểu góp phần quan trọng trong giáo dục ý thức, truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước, yêu quê hương đối với lớp thế hệ trẻ. Hàng năm, UBND xã Thọ Thành phối hợp với họ Hồ Tam Công mở lễ hội đền thờ Hồ Tông Thốc vào ngày 9, ngày 10 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội là dịp nhớ về nơi sinh ra những nhân tài cho đất nước, thu hút đông đảo nhân dân trong xã, các xã lân cận và con cháu dòng họ Hồ trên khắp cả nước. 
Hiện nay, trên quê hương Thọ Thành, Yên Thành có một ngôi trường mang tên ông, Trường THCS Hồ Tông Thốc. Trên địa phận xã Nghi Phú, Thành phố Vinh hiện nay cũng có một con đường dài 2.010m mang tên Hồ Tông Thốc.
Vân Đình

tin mới

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.