Óng ả tơ tằm Tân Kỳ
(Baonghean.vn) - Xã Nghĩa Đồng là địa phương duy nhất còn duy trì nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm ở xứ Lạt - Tân Kỳ (Nghệ An). Sản phẩm tơ tằm vàng óng đã cho người dân nơi đây nguồn thu nhập đáng kể.
Clip: Xuân Hoàng - Quang An |
Xã Nghĩa Đồng là địa phương duy nhất trên địa bàn huyện Tân Kỳ đang tồn tại, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Hiện tại địa phương đang duy trì 13 ha dâu. Ảnh: Quang An |
Ông Đặng Ngọc Anh ở xóm 10, xã Nghĩa Đồng cho biết, gia đình ông trồng 1,7 sào dâu ngoài đồng. Với diện tích dâu đó, đủ để sản xuất 8 lứa tằm trong năm. Ảnh: Xuân Hoàng |
Trước đây xã Nghĩa Đồng có hàng trăm hộ làm nghề trồng dâu nuôi tằm, nhưng đến nay chỉ còn gần 100 hộ duy trì nghề truyền thống này. Ảnh: Quang An |
Trước đây, nghề trồng dâu nuôi tằm thu hút nhiều lứa tuổi tham gia, nhưng nhiều năm nay do thanh niên đi làm công nhân ở các công ty, nhà máy... nên chỉ còn người già ở nhà bám trụ với nghề truyền thống này. Ảnh: Xuân Hoàng. |
Do đồng đất ở xã Nghĩa Đồng trồng dâu tốt, nên bình quân mỗi năm mỗi hộ nuôi 8 - 9 lứa tằm, mỗi lứa 25 ngày, cho thu nhập 2 - 3 triệu đồng/lứa. Ảnh: Xuân Hoàng |
Bà con xã Nghĩa Đồng cho biết, công việc ươm tơ có rất nhiều công đoạn và vất vả. Khi tằm đang đóng kén, người nuôi phải canh nắng nhẹ sao cho kén khô, thơm, để khi ươm tơ kén không bị tan, cho sợi tơ vàng óng. Ảnh: Quang An |
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên năm nay giá kén hiện tại giao động từ 80 đến 90 ngàn đồng/kg, giảm hơn những năm trước từ 20 đến 30 ngàn đồng/kg. Theo ông Võ Duy Hiển - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng thì nghề trồng dâu nuôi tằm mặc dù luôn bận bịu nhưng cho thu nhập cao hơn so với sản xuất các loại cây trồng khác. Khó khăn nhất là do lực lượng lao động làm nghề này chủ yếu là người già nên khó mở rộng diện tích và quy mô. Ảnh: Quang An |