Pháp 'chao đảo' trước EURO 2016

(Baonghean) - Chỉ còn hơn 1 tuần nữa Giải vô địch bóng đá châu Âu Euro 2016 sẽ được khai mạc tại Pháp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nước chủ nhà vẫn tiếp tục gặp nhiều rắc rối do phong trào đình công biểu tình phản đối dự luật lao động đã kéo dài từ 3 tháng qua. Tình hình này có thể khiến nước Pháp đối mặt với những hệ lụy về an ninh, kinh tế nghiêm trọng. 

Vì đâu nên nỗi?

Là một quốc gia có nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động, thế nên biểu tình, đình công không có gì lạ với nước Pháp. Thế nhưng lần này, quy mô và thời gian các cuộc đình công, biểu tình lại có vẻ rộng lớn và kéo dài hơn cả.
Biểu tình phản đối cải cách luật lao động gần sân bay Marseille (AFP).
Biểu tình phản đối cải cách luật lao động gần sân bay Marseille. Ảnh: AFP
Nguyên nhân xuất phát từ một dự luật cải cách lao động đang được trình Quốc hội xem xét. Theo luật mới, các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng và sa thải công nhân, đồng thời giảm bớt sức mạnh của công đoàn. Điều này gây bức xúc lớn trong xã hội vì người ta cho rằng luật mới đã làm tổn hại tới các quyền cơ bản của người lao động và chỉ có lợi cho giới chủ.
Công đoàn Pháp đã tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình, các cuộc đình công của công nhân đường sắt, phong tỏa các cơ sở lọc dầu và nhà máy điện hạt nhân nhằm gây áp lực cho chính phủ trong suốt 3 tháng qua. Dự kiến, các cuộc biểu tình như thế sẽ còn tiếp diễn trong tuần này, trong ngành tàu hỏa, hệ thống xe điện ngầm ở thủ đô Paris, tại các hải cảng và có thể là các sân bay. 
Trong khi đó, chính phủ giải thích rằng việc “cởi trói” cho thị trường lao động cho phép giới chủ dễ sa thải hơn, linh hoạt hơn về giờ giấc làm việc, và cũng dễ dàng tuyển dụng nhân viên hơn. Và chỉ có như thế mới đẩy lùi nạn thất nghiệp, hiện vẫn chiếm tỷ lệ 10% ở Pháp.
Thực tế mà nói, so với các nước châu Âu khác như Anh hay Đức, Pháp đã chậm một bước trong việc cải cách luật lao động cho phù hợp với thực tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009, các quốc gia châu Âu đã từng bước cải cách luật lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm.
Thủ tướng Manuel Valls tuyên bố “không bất lực” trước người biểu tình (AFP).
Thủ tướng Manuel Valls tuyên bố “không bất lực” trước người biểu tình. Ảnh: AFP
Trong năm 2015, trong khi Italia tạo được thêm 250.000 việc làm, Tây Ban Nha tạo thêm hơn một nửa triệu thì các thống kê chính thức cho thấy cùng thời kỳ, Pháp chỉ tạo thêm được 114.000 chỗ làm cho người dân. Sự khác biệt được cho là do Paris vẫn giữ nguyên luật lao động cũ. Nghĩa là Paris không chấp nhận để người lao động phải làm những công việc lặt vặt với đồng lương không đủ sống hay đó là những công việc tạm bợ, khi có khi không.
Người lao động Pháp luôn được tuyển dụng với những hợp đồng ngắn hoặc dài hạn rõ ràng. Đó là cách để bảo vệ quyền lợi người lao động. Báo chí Pháp cho rằng, cuộc đấu giữa chính phủ và các nghiệp đoàn khó đi đến hồi kết vì chẳng bên nào muốn là người thua cuộc. Bên nào cũng sẽ bảo vệ lý lẽ của mình. 
Hậu quả khó lường
Câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ Pháp có nhượng bộ để giải quyết “cơn phẫn nộ” của người lao động nhằm tập trung mối quan tâm đến việc tổ chức vòng chung kết bóng đá châu Âu Euro 2016? Câu trả lời có lẽ là “không chắc”.
Thủ tướng Pháp Manuel Vall mới đây tuyên bố sẽ không nối dài danh sách các chính trị gia bị bất lực trước những người biểu tình. Chính phủ Pháp sẽ không từ bỏ dự luật này, có chăng cũng chỉ là “thay đổi” hoặc “cải thiện” mà thôi. Tuyên bố là vậy nhưng đây rõ ràng là một bài toán nan giải và là sức ép lớn với chính phủ của thủ tướng M.Vall.
Nếu không giải quyết “hợp tình, hợp lý” vấn đề luật lao động, nước Pháp sẽ tiếp tục chứng kiến làn sóng biểu tình, đình công mỗi ngày. Điều này sẽ thực sự đáng lo ngại khi Euro 2016 đang đến gần. Thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào nước chủ nhà đăng cai giải đấu. Nếu các phương tiện hàng không, đường sắt, đều đình công, các ngành dịch vụ không hoạt động, khi đó nước Pháp sẽ không thể thành công đón tiếp hàng triệu du khách và cổ động viên đến với giải đấu bóng đá được chú ý này.
 Các cuộc biểu tình biến thành bạo lực ở Bordeaux. Ảnh: BBC
Các cuộc biểu tình biến thành bạo lực ở Bordeaux. Ảnh: BBC
Đó là chưa kể vấn đề an ninh vốn đã rất căng thẳng sau loạt vụ khủng bố hồi tháng 11 năm ngoái sẽ càng trở nên khó lường hơn với các cuộc biểu tình biến thành bạo động. Lực lượng an ninh Pháp, vốn đã rất mỏng, sẽ phải phân tán để đối phó với các cuộc biểu tình mà không thể tập trung hoàn toàn cho việc đảm bảo an ninh Euro. Ngoài ra, những cuộc đình công trong nhiều lĩnh vực hiện nay đang khiến sản xuất đình trệ, hàng hóa khan hiếm, tác động không nhỏ đến chỉ số tăng trưởng vốn yếu ớt của nền kinh tế Pháp…
Tất cả khiến uy tín của chính phủ và bản thân Thủ tướng M.Vall giảm sút đáng kể. Theo các cuộc thăm dò, những căng thẳng thời gian qua đã khiến tỷ lệ ủng hộ ông M.Vall giảm xuống mức thấp kỷ lục (24%) trong suốt thời gian ông lên nắm quyền. 
Thế nhưng nếu “chiều lòng” người lao động, chính phủ cũng sẽ bị chỉ trích là “lối mòn”, là “yếu kém”. Còn nhớ, giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nước Pháp cũng từng rơi vào tình cảnh tồi tệ khi cựu Thủ tướng Alain Juppe nhất quyết không thay đổi dự luật cải cách hưu trí. Nhưng cuối cùng ông Juppe cũng đã phải nhượng bộ sau nhiều tuần các công đoàn tổ chức đình công và biểu tình. Kết quả, ông Juppe cũng đã phải từ chức sau khi các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông này giảm xuống dưới 25%.
Bối cảnh hiện nay cho thấy, có lẽ thay vì tranh cãi và đối đầu với công đoàn, chính phủ Pháp sẽ phải tìm ra một giải pháp hợp lý nhất để chấm dứt cuộc biểu tình, chí ít là cho đến khi nước Pháp tổ chức xong các giải đấu thể thao lớn mang tầm cỡ thế giới. Nhưng đây chắc chắn sẽ là nhiệm vụ không dễ đối với chính phủ Pháp hiện nay.
Thanh Huyền

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".