Quan hệ Mỹ - Nhật: Thông điệp từ Trân Châu Cảng

(Baonghean) - 75 năm sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, ông Shinzo Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm căn cứ này của Mỹ trong hai ngày 26 - 27/12. Động thái này thể hiện sự hòa giải của Nhật Bản kèm theo những kỳ vọng của Tokyo vào mối quan hệ song phương với Mỹ trong tương lai.

Khép lại quá khứ thời chiến

Cách đây 75 năm, quân đội Nhật Bản đã bất ngờ tấn công căn cứ hải quân của Mỹ tại Hawaii, đánh chìm rất nhiều tàu chiến của Mỹ và khiến 2.400 người tử nạn. 4 năm sau đó, Nhật Bản hứng chịu hai quả bom nguyên tử do Mỹ rải xuống hai thành phố Hiroshima và Nagashaki, cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người dân vô tội. Những “đòn thù” đẫm máu trong thế chiến thứ II khiến Mỹ và Nhật Bản trở thành kẻ thù của nhau.

Hơn 7 thập kỷ đã trôi qua, quan hệ Mỹ - Nhật từ kẻ thù đã trở thành đồng minh thân thiết. Cả hai không ngừng củng cố mối bang giao và cố gắng xóa hết mọi tàn tích của quá khứ thời chiến. Chính vì thế, tháng 5 năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Hiroshima khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Ise-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản. 

Đáp lại, Thủ tướng Abe quyết định tới Trân Châu Cảng trong chuyến thăm Mỹ và gặp gỡ Tổng thống Obama trước khi ông rời Nhà Trắng. Cũng giống như Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng, chuyến thăm Trân Châu Cảng là một nỗ lực trong “chiến lược ngoại giao” chứ không liên quan đến một lời xin lỗi. Tuy vậy, hành động của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật được cho là những “lời xin lỗi ngầm” dành cho đối phương. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Tổng thống đắc cử MỹDonald Trum hôm 17/11. 	Ảnh: AP
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trum hôm 17/11. Ảnh: AP.

Thủ tướng Abe khẳng định, chuyến thăm khu tưởng niệm Trân Châu Cảng là vì “chúng ta không thể lặp lại nỗi kinh hoàng của chiến tranh lần nữa” và rằng, ông muốn cùng Tổng thống Obama “bày tỏ trước thế giới cam kết này với tương lai và giá trị của sự hòa hiếu”.

Rõ ràng, quan hệ giữa Washington và Tokyo dưới thời Obama và Abe đã đi xa hơn nhiều so với các chính phủ tiền nhiệm trong việc xóa đi những “vết gợn” sót lại thời hậu chiến. 

Nhật Bản lo ngại Trump

Giới chuyên gia cho rằng, ông Abe lo ngại quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản mà ông đã dốc nhiều tâm huyết bồi đắp sẽ rạn vỡ. Vì thế ông cố gắng tận dụng chuyến thăm Trân Châu Cảng để nhấn mạnh cho thế giới và Tổng thống đắc cử Mỹ thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - Nhật.

Lo ngại của Nhật Bản không phải không có cơ sở khi chính quyền mới của Mỹ sẽ nhậm chức vào đầu năm tới vẫn còn nhiều ẩn số. Trong quá trình vận động tranh cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump từng chỉ trích các đồng minh không trả đủ tiền cho quốc phòng, trong khi Mỹ phải trả quá nhiều.

Tỷ phú bất động sản từng thẳng thắn nêu rõ nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của ông, sẽ không nhất thiết phải triển khai viện trợ cho NATO nếu các nước thành viên bị tấn công, mà trước tiên là phải xem xét mức độ đóng góp của những nước thành viên NATO cho liên minh này.

Những phát biểu này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích nặng nề từ phía các đồng minh truyền thống của Washington và làm gia tăng lo ngại tại Nhật Bản. Dù Nhật Bản đã nhất trí tăng chi cho lực lượng Mỹ ở Nhật Bản thêm 1,4% trong 5 năm tới lên mức trung bình 1,74 tỷ USD mỗi năm, nhưng việc chi trả các nguồn kinh phí với “hợp đồng bảo hộ an ninh” thuê đồng minh Mỹ chắc chắn sẽ khiến ngân sách của Tokyo ảnh hưởng đáng kể.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Honolulu ngày 26/12. 	Ảnh: Kyodo
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Honolulu ngày 26/12. Ảnh: Kyodo

Trong bối cảnh như vậy, cùng với sự nổi lên của Trung Quốc khiến Tokyo không khỏi lo lắng. “Số phận” của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chưa rõ sẽ về đâu nếu chính quyền Trump lên nhậm chức là lời cảnh báo đối với Tokyo rằng Trung Quốc sẽ có cơ hội để khẳng định mình.

Bắc Kinh hiện đang thúc đẩy xây dựng một Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được tiến hành thảo luận từ năm 2012 và không bao gồm Mỹ, để đối trọng lại TPP.

Theo các nhà quan sát, vấn đề chính ở đây không chỉ là sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ để giành các thỏa thuận thương mại, mà còn thể hiện rõ sự tương phản trong cách nhìn của Mỹ và Trung Quốc về việc định hình trật tự khu vực cũng như củng cố ảnh hưởng của họ. Vì thế, đối với ông Abe, cuộc gặp Tổng thống Obama và thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tới Trân Châu Cảng mang tính biểu tượng, nhằm cho thế giới - đặc biệt là Trung Quốc - thấy sức mạnh trường tồn của mối quan hệ Mỹ - Nhật thời hậu chiến. 

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nhật Bản đã hai lần tới Mỹ chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua. Giữa tháng 11, ông Abe đã gây sự chú ý khi là nguyên thủ đầu tiên tới New York hội đàm với Tổng thống đắc cử Trump. Cuộc gặp được cho là bước đệm đầu tiên cho sự hợp tác suôn sẻ giữa hai đồng minh Mỹ - Nhật trong chính quyền mới của Washington. Và nay, chuyến thăm Trân Châu Cảng mang theo thông điệp hòa giải của Thủ tướng Abe và nuôi kỳ vọng về quan hệ của Nhật Bản với Mỹ tiếp tục tốt đẹp. Đương nhiên, mức độ của mối quan hệ này đến đâu sẽ chỉ được kiểm chứng sau ngày 20/1/2017.

Thanh Huyền

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.