Chờ đợi gì ở cuộc bầu cử Quốc hội Syria?

(Baonghean) - Ngày 13/4, Syria tiến hành bầu cử Quốc hội theo đúng kế hoạch đã được Tổng thống Bashar al-Assad thông báo từ đầu năm. Cuộc bầu cử diễn ra tại các vùng đất do quân đội Chính phủ Syria kiểm soát, với gần 3.500 ứng viên tham gia tranh cử 250 ghế trong Quốc hội. Dù được tiến hành đúng ngày vòng đàm phán về hòa bình cho Syria được nối lại tại Geneva (Thụy Sỹ), các nhà phân tích cho rằng không nên quá kỳ vọng vào cuộc bầu cử này đối với tiến trình chính trị tại Syria do nhiều khả năng nó sẽ không nhận được sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế. 

Bối cảnh thuận lợi

Đây là lần thứ hai Syria tiến hành bầu cử Quốc hội sau khi nước này lâm vào nội chiến. Nhưng so với lần bầu cử trước vào năm 2012, cuộc bầu cử lần này được cho là có bối cảnh thuận lợi hơn rất nhiều khi lệnh ngừng bắn do Nga và Mỹ làm trung gian có hiệu lực từ ngày 27/2. 
1
Người dân Syria trước một điểm bầu cử ở Damascus. Ảnh: AP
Còn nhớ, trong cuộc bầu cử hồi tháng 5/2012, Syria đang ở giai đoạn cao trào của cuộc nội chiến bùng phát cách đó hơn 1 năm. Các lực lượng nổi dậy được phương Tây và các nước Vùng Vịnh hậu thuẫn đang thắng thế, đẩy các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Asad co cụm về khu vực phía Đông và phía Nam đất nước. 
Sau gần 4 năm, bối cảnh cuộc nội chiến tại Syria đã có nhiều thay đổi. Ở giai đoạn hiện nay, với sự bành trướng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, với những hệ lụy quá rõ ràng mà cuộc nội chiến Syria gây ra như cuộc khủng hoảng di cư, các cuộc tấn công khủng bố xuất hiện với tần suất ngày một nhiều, cộng đồng quốc tế - trong đó có cả những thế lực đứng đằng sau “cuộc chiến ủy nhiệm” tại Syria - đã nhận thấy yêu cầu cấp bách về việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho quốc gia Trung Đông này.
Cùng với những nỗ lực gần đây của Nga và Mỹ trong việc rút ngắn khác biệt về lập trường trong vấn đề Syria, quan trọng nhất là về tương lai chính trị của ông Bashar al-Assad, người ta cho rằng có nhiều lý do để kỳ vọng vào cuộc bầu cử lần này. Những người mong chờ nhất về khả năng cuộc bầu cử tạo ra bước tiến mới trong giải quyết cuộc xung đột tại Syria chính là người dân của đất nước này.
Trải qua hơn 5 năm, cuộc nội chiến tại Syria đã cướp đi mạng sống của 250.000 người, đẩy 6,6 triệu người vào cảnh vô gia cư, hơn 4,8 triệu người phải tị nạn ở những nước khác, bởi vậy người dân Syria thực sự hy vọng cuộc bầu cử có thể đem lại những thay đổi cho đất nước và cho chính bản thân họ. 
Sự tự tin của ông Assad
Theo giới phân tích, sau khi Nga và Mỹ đứng ra xúc tiến đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Syria từ ngày 27/2, việc tổ chức bầu cử Quốc hội lần này là một bước đi của Tổng thống Assad nhằm giành quyền kiểm soát đối với việc thực thi quy trình chính trị ở Syria. Tổng thống Assad tỏ ra rất tự tin về chiến thắng của Đảng Baath của ông, đồng nghĩa với việc tiếp tục duy trì quyền điều hành đất nước khi nói rằng chính quyền Syria sẵn sàng ân xá cho tất cả các lực lượng hiện đang chống đối chính quyền Syria. 
2
Lá phiếu mang theo niềm hy vọng của người dân Syria. Ảnh: AP
Ông Assad có đủ lý do cho sự tự tin này, trong đó quan trọng nhất là những chiến thắng trên chiến trường sau sự vào cuộc chiến lược của Nga từ tháng 9 năm ngoái. Hơn nữa, việc cuộc bầu cử được tiến hành tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ cũng là một sự đảm bảo cho chiến thắng của đảng Baath, từ đó duy trì quyền kiểm soát tại cơ quan lập pháp mới. 
Bên cạnh những lợi thế về mặt chiến thuật, ông Assad còn được đánh giá là rất biết cách “ghi điểm” với người dân Syria. Truyền thông thế giới thời gian gần đây khá ngạc nhiên khi Chính phủ Syria tổ chức các đoàn phóng viên quốc tế đến Palmyra - thành phố mà quân chính phủ vừa giành quyền kiểm soát từ tay IS, dù trước đó rất ít phóng viên nước ngoài được cấp visa vào Syria.
Nhưng lần này, họ được đón tiếp trọng thị, được mời chụp ảnh các di tích vẫn còn khá nguyên vẹn tại Palmyra. Giới phân tích cho rằng những thông tin mà giới truyền thông đăng tải sẽ là phông nền hoàn hảo cho ông Bashar al-Assad dưới hình ảnh một anh hùng quốc gia kiên cường chống lại bọn khủng bố.
Hơn nữa, Palmyra là “viên ngọc quý” của ngành du lịch Syria, và biểu tượng của Palmyra cũng là biểu tượng cho sự tái thiết đất nước Syria sau chiến tranh. Khẩu hiệu được sử dụng trên các áp phích của cuộc bầu cử Quốc hội cũng theo đúng thông điệp xuyên suốt này: “Chúng ta hãy nắm tay nhau xây dựng lại đất nước Syria” - tất nhiên, “nắm tay nhau” dưới sự lãnh đạo của ông Assad! Không hề nhắc đến cá nhân, chỉ nhắc đến đất nước Syria, con đường phía trước của đất nước, ông Assad đã đánh trúng tâm lý người dân Syria muốn sống trong một đất nước hòa bình và thống nhất. 
Kịch bản nào cho Syria?  
Dù người dân Syria đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào cuộc bầu cử Quốc hội lần này, song giới phân tích cho rằng nó khó có khả năng tạo được tác động lớn lên tiến trình chính trị tại Syria. Cùng ngày cuộc bầu cử diễn ra, vòng đàm phán hòa bình cho Syria cũng được nối lại tại Geneva, Thụy Sỹ. Tuy nhiên, đoàn đàm phán Chính phủ Syria thông báo sẽ đến Geneva muộn.
Nhiều người cho rằng, ông Assad đang chờ đợi kết quả thuận lợi nhất của cuộc bầu cử, khi đó đoàn đàm phán sẽ tới Geneva với thông điệp: “Tại Syria, chính quyền của ông Assad là chính quyền hợp pháp duy nhất, và đó là chính quyền do chính người dân Syria lựa chọn”, từ đó giành ưu thế nhất định trên bàn đàm phán. 
3
Các điểm bỏ phiếu được canh gác nghiêm ngặt: Ảnh: AP
Mặc dù vậy, những toan tính của ông Assad có lẽ sẽ không dễ dàng đạt được đến thế. Cuộc bầu cử hôm qua tại Syria vẫn bị phe đối lập tẩy chay, và nhiều khả năng kết quả cuộc bầu cử sẽ không nhận được sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế, ngoại trừ Nga và Iran. Thậm chí, phe đối lập có thể lấy sự kiện này làm cái cớ để cáo buộc chính quyền Syria không có thiện chí đàm phán và tiến tới giải pháp chính trị, để từ đó đưa ra yêu sách hoặc chối bỏ hòa đàm, khiến cho hòa đàm rơi vào bế tắc và dẫn tới đổ vỡ.
Trong khi đó, Đặc phái viên Liên Hợp quốc về Syria Staffan de Mistura cũng đã từng nhấn mạnh, mục tiêu của đàm phán hòa bình là sẽ tổ chức một cuộc bầu cử được Liên Hợp quốc giám sát trong vòng 18 tháng tới - cuộc bầu cử mà bất cứ người dân Syria nào cũng có thể ứng cử chứ không phải qua sự sàng lọc gắt gao của chính phủ như hiện nay. 
Nhưng vẫn có lý do để có thể trông chờ vào những tác động tích cực của cuộc bầu cử Quốc hội lần này tới tiến trình chính trị tại Syria. Hiện cục diện cuộc chiến tại Syria đã có nhiều thay đổi, vì vậy, việc tổ chức thành công cuộc bầu cử sẽ tăng cường tính hợp pháp trong các đối sách liên quan đến cuộc nội chiến và tiến trình chính trị của đất nước, đẩy phe nổi dậy tại Syria vào thế không còn nhiều sự lựa chọn trên bàn đàm phán ngoài việc phải chấp nhận thúc đẩy thỏa hiệp và tiến tới giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay./.
Thúy Ngọc

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân