Kịch bản của Hillary có lặp lại với Macron?

Ứng viên cực hữu Marine Le Pen hôm 5/5 tin rằng bà có thể giành được một chiến thắng bất ngờ trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống Pháp trong khi đối thủ Emmanuel Macron trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công mạng.

Trong một buổi phỏng vấn với hãng thông tấn AP vào những giờ chạy đua cuối cùng, bà Le Pen cho biết dù thắng hay thua, "chúng tôi đã thay đổi mọi thứ". Bà đã khẳng định về một "chiến thắng tư tưởng" cho quan điểm dân túy và chống nhập cư của mình trong một cuộc bầu cử có thể thay đổi định hướng của châu Âu.

Bà Le Pen hay ông Macron sẽ trở thành tổng thống Pháp? (Ảnh: Express)
Bà Le Pen hay ông Macron sẽ trở thành tổng thống Pháp? (Ảnh: Express)

Tuyên bố trên của bà Le Pen được đưa ra sau khi ban vận động tranh cử của ông Emmanuel Macron (đảng Phong trào Tiến lên-En Marche) cuối ngày 5/5 tuyên bố họ là "nạn nhân" của một vụ tấn công mạng quy mô lớn, dẫn tới việc rò rỉ các hồ sơ về tài chính và email của chiến dịch.

Trong một thông báo, En Marche cho biết họ đã bị tấn công cách đây vài tuần và rằng những hồ sơ bị tiết lộ đã được trộn lẫn với những tài liệu giả mạo, "gieo rắc sự nghi ngờ, nhiễu loạn thông tin" và gây bất ổn trong cuộc bầu cử Tổng thống vào hôm 7/5. 

Họ cũng gọi đây là một âm mưu "phá hoại nền dân chủ, giống như trong chiến dịch tranh cử ở Mỹ". Ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton đã hứng chịu một vụ rò rỉ tương tự và cũng nói các tài liệu thật đã bị xáo trộn với các tài liệu giả.

Các ứng viên tổng thống Pháp đã dừng chiến dịch tranh cử vào tối 5/5 để cử tri có một ngày suy nghĩ trước cuộc bầu cử. Họ sẽ phải lựa chọn giữa quan điểm chống nhập cư, chống liên minh châu Âu (EU) của bà Le Pen hay lập trường cấp tiến, ủng hộ EU của ông Macron.

Tuy nhiên, những căng thẳng đã làm tổn hại tới cuộc chạy đua ở những phút cuối cùng.

Cơ quan giám sát bầu cử tổng thống Pháp kêu gọi Bộ Nội vụ tối 5/5 xem xét về những tuyên bố từ chiến dịch của bà Le Pen rằng các các lá phiếu đang được giả mạo trên toàn quốc để có lợi cho ông Macron. Chiến dịch tranh cử của ứng viên cực hữu cũng cho rằng lá phiếu của bà Le Pen, vốn được phát cho các nhà quản lý bầu cử, đã bị "xé rách một cách có hệ thống" tại một số khu vực.

Bà Le Pen (48 tuổi) đang đưa đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu của mình tiến gần hơn tới nhiệm kỳ tổng thống Pháp hơn bao giờ hết khi họ nắm bắt sự thất vọng ngày càng tăng đối với toàn cầu hóa và nhập cư của các cử tri thuộc tầng lớp lao động. Ngay cả khi bà thua cuộc, bà dường như cũng sẽ trở thành một nhân vật đối lập quyền lực trong nền chính trị Pháp trong chiến dịch bầu cử quốc hội sắp tới.

"Ngay cả khi chúng tôi không đạt được mục tiêu, trong bất cứ sự kiện nào cũng có một thế lực chính trị khổng lồ được sinh ra", bà nói với hãng thông tấn AP tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình. Đảng Mặt trận Quốc gia "đã áp đặt một cuộc cải tổ" lên nền chính trị Pháp và tạo ra tiếng nói trong cuộc bầu cử, bà khẳng định.

Trong khi đó, ứng viên Macron (39 tuổi) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện cấu trúc chính trị truyền thống của Pháp với chiến dịch quảng bá hoang dã của mình.

Các cử tri đã gạt bỏ các đảng cánh tả và cánh hữu từng thống trị nước Pháp hiện đại sang một bên để chọn ông Macron và bà Le Pen trong vòng bầu cử đầu tiên.

Tuy nhiên, cũng có nhiều cử tri, không thích cả hai ứng viên. Họ e ngại về quá khứ phân biệt chủng tộc của đảng Mặt trận Quốc gia mà bà Le Pen lãnh đạo, trong khi lo lắng rằng quan điểm của ông Macron sẽ khiến người lao động Pháp mất đi nhiều quyền lợi.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

(Baonghean.vn) -Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc trong hai ngày 16-17/5 theo lời mời từ Chủ tịch Tập Cận Bình. Báo Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế.