Thăm chính thức Việt Nam, ông Trump thể hiện mối quan tâm lớn tới châu Á

Việc Tổng thống Mỹ đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam cho thấy chính quyền Mỹ có nhiều vấn đề quan tâm ở châu Á.

Tổng thống Mỹ sẽ đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ sẽ đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: AFP.

"Ông Trump đến thăm Đông Nam Á, gồm Việt Nam và Philippines, là một dấu hiệu quan trọng rằng chính sách của Mỹ ở châu Á không chỉ là về vấn đề ở Đông Bắc Á, điều đang thu hút hết sự chú ý của Tổng thống", ông Brian Harding, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu American Progress, trao đổi với VnExpress.

Nhà Trắng hôm 16/10 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam vào ngày 11/11, sau khi dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.

Theo ông Harding, khi đến Hà Nội, ông Trump có thể nêu bật vấn đề Biển Đông, điều mà Tổng thống Mỹ đã thể hiện mối quan tâm lớn khi tiến hành chiến dịch tranh cử năm ngoái. Mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng có thể được nêu ra trong chuyến thăm này.

Khi còn là ứng viên tổng thống, ông Trump cho rằng Mỹ cần có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc trong một loạt vấn đề, trong đó có hoạt động của nước này trên Biển Đông. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, chính sách châu Á của Trump hầu như chỉ tập trung vào giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên và giảm thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc.

Ông Harding cho rằng Tổng thống Trump đến nay dường như đã nhận ra rằng việc nhún nhường trước Trung Quốc trong vấn đề thương mại để giành được sự ủng hộ của nước này trong giải quyết khủng hoảng Triều Tiên không phải là chiến lược hay để đối phó với Bắc Kinh.

Do vậy ông dự đoán chuyến thăm chính thức tới Hà Nội là cơ hội tốt để ông Trump và các lãnh đạo Việt Nam chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề, trong đó có xử lý mối quan hệ với Trung Quốc hay thương mại song phương.

Tỏ ra lạc quan về hợp tác song phương Việt - Mỹ, Phó giáo sư, Tiến sĩ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng việc Tổng thống Trump đến Hà Nội thể hiện ý định tăng hợp tác với Việt Nam. Về tình hình Biển Đông, ông Lợi nhắc tới việc Mỹ gần đây đẩy mạnh các chuyến tuần tra tự do hàng hải ở khu vực này.

Dưới góc nhìn của nhà quan sát khu vực lâu năm, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá chuyến đi này của ông Trump thể hiện Mỹ sẽ vẫn cam kết can dự ở châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục ủng hộ các khuôn khổ quan trọng, gồm APEC, ASEAN và Cấp cao Đông Á (EAS).

Theo ông Thayer, Tổng thống Mỹ không chỉ tái khẳng định cam kết với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, mà còn đối với các nước là đối tác của Washington trong khu vực. Trước khi công du, ông Trump sẽ đón các lãnh đạo Singapore, Thái Lan và Malaysia tại Nhà Trắng.

Tuy nhiên, ông Gregory Poling, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Mỹ, dự đoán hai ưu tiên chính của Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam lần này là trao đổi về vấn đề Triều Tiên và thảo luận thương mại song phương.

Về vấn đề Biển Đông, ông Poling cho rằng chính quyền Mỹ chưa có một chính sách mạnh mẽ, ngoại trừ Lầu Năm Góc, nên sẽ không đặt ưu tiên thảo luận. "Tôi cho rằng Tổng thống Mỹ sẽ có nhắc đến vấn đề Biển Đông, nhưng đây không phải là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự", ông nhận định.

"Để có các thảo luận sâu hơn về Biển Đông với sự tham gia của Mỹ cần đến vai trò của các đối tác như Nhật Bản, Australia và Việt Nam, tương tự như ở Diễn đàn an ninh ARF hồi tháng 7", ông Poling nói.

Giáo sư John Karaagac, Đại học Indiana, cho rằng chuyến công du châu Á của ông Trump là chuyến đi quan trọng nhất liên quan đến chính sách đối ngoại của Washington. Tổng thống Mỹ có thể duy trì cam kết của người tiền nhiệm Barack Obama với châu Á và thậm chí tăng cường thêm. Ông cũng đề cao tầm quan trọng thứ tự các điểm đến của ông Trump, đầu tiên là Nhật Bản, đối tác mạnh nhất của Mỹ, tiếp đó là Hàn Quốc và sau đó là Trung Quốc. 

"Ông Trump đến Bắc Kinh, có thể tương tự với chuyến thăm của cựu tổng thống Richard Nixon. Có thể Mỹ nhắm tới tăng áp lực với Triều Tiên", ông Karaagac cho biết.

Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, dự đoán Tổng thống Mỹ sẽ tìm cách thuyết phục các nước, kể cả gây sức ép, để cùng cô lập Triều Tiên. Thế nhưng, Washington đang không có nhiều lợi thế sau khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), còn Bắc Kinh thì đang tăng cường ảnh hưởng bằng sáng kiến Vành đai và Con đường.

Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong nhiều vấn đề khu vực

Giáo sư Thayer cho rằng quyết định đến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ cho thấy Washington coi Hà Nội là một nhân tố quan trọng trong các vấn đề khu vực, là một đối tác có chung quan điểm với Mỹ trong nhiều thảo luận.

Ông cũng lưu ý Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo đầu tiên ở Đông Nam Á đến thăm Nhà Trắng hồi tháng 5, theo lời mời của ông Trump.

Các nội dung chính Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo Việt Nam dự kiến trao đổi bao gồm trật tự dựa trên các quy tắc ở Biển Đông, tự do hàng hải và hàng không, tự do kinh tế dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và cả việc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. 

"Ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch nước Trần Đại Quang có thể sẽ đưa ra một tuyên bố chung tái khẳng định quyết tâm gia tăng quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Các lĩnh vực chính là hợp tác thương mại, an ninh biển, quốc phòng và các vấn đề hậu chiến tranh", Giáo sư Thayer nói.

Đồng tình với ý kiến này, chuyên gia  Harding cho rằng trong chuyến thăm của ông Trump, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi về các biện pháp giảm thâm hụt thương mại song phương, trong đó có thể có biện pháp Việt Nam mua các thiết bị quốc phòng của Mỹ.

Giáo sư Karaagac đánh giá Tổng thống Mỹ luôn kết nối hợp tác quân sự song phương với các thoả thuận an ninh khu vực. Vì thế, ông cũng kết nối các vấn đề thương mại song phương và các vấn đề an ninh.

Theo ông Vuving, Việt Nam nên tranh thủ cơ hội khi Trump đến thăm để thúc đẩy việc hình thành cục diện cộng đồng đấu tranh vì luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Việt Nam cần tiếp tục tăng cường quan hệ song phương với Mỹ và các đối tác khác, vận động các nước láng giềng lên tiếng ủng hộ phán quyết của Toà Trọng tài về Biển Đông. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần tìm hiểu khả năng lập một khối kinh tế, gồm các nước lớn và vừa trong khu vực để làm đối trọng với sức hút kinh tế của Trung Quốc.

"Trong chuyến công du châu Á này, nếu như ông Trump không đề ra được tầm nhìn hợp tác Mỹ - ASEAN ngoài khuôn khổ 'cùng nhau giải quyết vấn đề Triều Tiên', vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á sẽ chông chênh", ông Harding nhận định./.

Theo VNE

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân