Tranh cãi về kế hoạch thăm khu phi quân sự liên Triều của Trump

Nhiều người lo ngại việc Tổng thống Trump tới biên giới Hàn - Triều trong chuyến công du châu Á tháng sau sẽ làm gia tăng căng thẳng khu vực.

tranh-cai-ve-ke-hoach-tham-khu-phi-quan-su-lien-trieu-cua-trump

Cờ Hàn Quốc treo trên hàng rào dây thép gai ngăn cách hai miền Triều Tiên gần khu phi quân sự. Ảnh: Reuters.

Khi sắp xếp lịch trình chuyến công du hàng loạt nước châu Á trong tháng 11 của Tổng thống Donald Trump, Nhà Trắng đang đau đầu cân nhắc về kế hoạch tới thăm khu phi quân sự giữa biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên của Tổng tư lệnh nước Mỹ, theo Washington Post.

Sự hiện diện của Tổng thống Mỹ ở khu biên giới Hàn - Triều, ngoài mục tiêu khẳng định mối quan hệ đồng minh giữa Seoul và Washington, còn phát đi thông điệp chính trị cứng rắn và là hành động phô trương sức mạnh đối trọng lại mối đe dọa thường trực từ Bình Nhưỡng.

Cộng đồng quốc tế đã quen thuộc với hình ảnh vị tổng tư lệnh nước Mỹ mặc áo khoác kiểu bomber đứng ở trên đài quan sát tại vĩ tuyến 38, giữa một rừng binh sĩ và dùng ống nhòm nhìn sang phía bên kia biên giới. Kể từ thời cố tổng thống Ronald Reagan, không một tổng thống Mỹ nào bỏ qua chuyến thăm khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên khi công du châu Á.

Tuy nhiên, các nguồn tin thân cận với Nhà Trắng, các trợ lý của Tổng thống cho rằng sự có mặt của ông Trump tại khu phi quân sự có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng vốn đang lên rất cao trên bán đảo Triều Tiên, một số thậm chí lo lắng về an toàn của Tổng thống trong tình hình hiện nay. 

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đến thăm khu vực phi quân sự liên Triều vào ngày 17/4. Nguồn: CNN.

"Tôi không nghe gì về việc khiêu khích của Bình Nhưỡng, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét việc đó", Tổng thống Trump phát biểu tại một buổi họp báo diễn ra tuần qua khi phóng viên hỏi về chuyến công du của ông tới châu Á dự kiến diễn ra từ ngày 3/11 đến 14/11.

Gần đây, Tổng thống Mỹ đã nhiều lần đưa ra tuyên bố cứng rắn, thậm chí theo một số nhà phân tích là khiêu khích, trước các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng trước, ông Trump đã gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là "người đàn ông tên lửa" đang thực hiện "một nhiệm vụ tự sát" và đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu cần thiết.

Đáp trả, Triều Tiên đe dọa sẽ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương, nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ không khoan nhượng trước "thái độ thù địch" của Mỹ. 

Giới quan sát cho rằng kể cả Tổng thống Mỹ không tới thăm khu vực phi quân sự liên Triều, ông vẫn có nhiều cách khác để thể hiện thái độ răn đe với Bình Nhưỡng trong chuyến công du lần châu Á lần này.

Dù Nhà Trắng chưa công bố lịch trình chi tiết, theo kế hoạch sơ bộ, Tổng thống Trump ghé căn cứ quân sự Trân Châu Cảng ở Hawaii trước khi bay tới châu Á. Tại Tokyo, ông Trump dự kiến gặp cha mẹ của bé gái Nhật Bản bị gián điệp Triều Tiên bắt cóc cách đây 40 năm. Còn tại Seoul, Tổng thống Mỹ sẽ phát biểu trước quốc hội Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia hoạch định chính sách ngoại giao trong khu vực châu Á dưới thời hai cựu tổng thống Barack Obama và George W. Bush đều cho rằng nếu ông Trump không ghé thăm khu phi quân sự liên Triều, đó sẽ là một sai lầm.

Evan Medeiros, cựu cố vấn cấp cao chuyên về châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Obama, cho rằng ông Trump "cần phải rõ ràng" về vị thế của Mỹ trong khu vực và cái giá của việc ông Trump không tới thăm khu phi quân sự có thể lớn hơn cả quyết định chấp nhận mạo hiểm để tới đây.

Theo quan điểm của nhiều quan chức cấp cao Mỹ, chuyến thăm của ông Trump tới khu phi quân sự sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ, không chỉ cho binh lính Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới mà còn cho Bình Nhưỡng, rằng Mỹ tiếp tục cam kết ủng hộ hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên có hiệu lực từ năm 1953.

Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời cựu tổng thống Obama, so sánh khu phi quân sự như "một thiết bị khuếch đại âm thanh" giúp "mọi thông điệp được đưa ra tại đây đều uy lực và mạnh mẽ hơn".

Do vậy, kể từ sau chuyến đi của cố tổng thống Reagan vào năm 1983, không có gì ngạc nhiên khi mọi tổng thống Mỹ, trừ cựu tổng thống George Bush cha, đều quyết định đặt chân tới khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên.

tranh-cai-ve-ke-hoach-tham-khu-phi-quan-su-lien-trieu-cua-trump-1

Tổng thống Obama đứng tại đài quan sát Ouellette trong khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên vào năm 2012. Ảnh: AP.

Chuyến thăm của ông Obama vào năm 2012 và của Bill Clinton vào năm 1993 đều nhận được sự đón chào nồng nhiệt và phấn chấn từ phía Seoul. Tuy nhiên, năm nay, tình hình đã thay đổi. 

Khi Nhà Trắng vừa đề cập đến chuyến thăm khu phi quân sự của ông Trump, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in liền lên tiếng phản đối do lo ngại Tổng thống Mỹ "lỡ lời" và châm ngòi cho một cuộc đấu khẩu mới với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Cố vấn của Tổng thống Moon đánh giá chuyến thăm sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra những bước đi sai lầm, có thể dẫn tới đụng độ quân sự và gây ra những hậu quả không mong muốn khác như ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính châu Á hay phá hỏng Thế vận hội Olympics mùa đông tổ chức ở Hàn Quốc. 

Dù tin rằng trợ lý của Tổng thống Trump có thể thiết kế một chuyến thăm mang tính chất tượng trưng mà không trực tiếp khiêu khích Bình Nhưỡng, các chuyên gia vẫn thừa nhận rằng trước cánh báo chí, ông Trump hoàn toàn có thể "buột miệng, lỡ lời".

"Chúng ta chưa bao giờ có một tổng thống nào tới thăm khu vực phi quân sự này mà ám chỉ rằng Mỹ sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh phủ đầu nhắm vào Triều Tiên", Michael Green, cố vấn cấp cao chuyên về châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời cựu tổng thống George W. Bush, nói.

Theo VNE

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.