Sơn Hải vươn khơi bám biển

(Baonghean) - Trước đây, phần lớn phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển Sơn Hải - Quỳnh Lưu là tàu thuyền công suất nhỏ và chủ yếu là khai thác  gần bờ. Cách làm này đã không nâng cao được giá trị kinh tế, mà còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển… Bởi vậy, ngư dân Sơn Hải đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư đóng mới tàu thuyền công suất lớn vươn khơi bám biển dài ngày khai thác sản lượng lớn hải sản có giá trị, đồng thời góp phần tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hải (ở xóm 5) là một trong những gia đình điển hình ở xã Sơn Hải – Quỳnh Lưu trong việc mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu công suất lớn để vươn ra khơi. Cùng với vốn tự có và vay mượn từ nhiều nguồn, gia đình anh đã đầu tư hàng tỷ đồng để đóng đôi tàu công suất 420 CV (số hiệu NA 92777 và NA 93777). Anh Hải cho hay: “Nhờ có tàu công suất lớn, được trang bị các loại máy móc , thiết bị hiện đại và các thuyền viên có kinh nghiệm đi biển, nên chúng tôi thường đánh bắt hải sản ở vùng Vịnh Bắc Bộ và luôn khai thác được các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như  cá đốm, mực… Mặc dù đi biển dài ngày, nhưng trên tàu chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin liên lạc với đất liền, nên rất yên tâm bám biển để khai thác hải sản”.
Ngư dân Sơn Hải – Quỳnh Lưu chuẩn bị đá lạnh bảo quản sản phẩm cho chuyến đi biển dài ngày.
Ngư dân Sơn Hải – Quỳnh Lưu chuẩn bị đá lạnh bảo quản sản phẩm cho chuyến đi biển dài ngày.
Đi biển là nghề truyền thống của người dân xã Sơn Hải, hiện nay toàn xã có 1.200 hộ (gồm 6.500 nhân khẩu)/ 2.700 hộ (gồm 13.000 nhân khẩu) gắn bó với nghề khai thác thủy sản. Thời gian qua, thực hiện chủ trương đầu tư cho nghề đánh bắt xa bờ, ngư dân xã Sơn Hải mạnh dạn vay vốn đầu tư đóng tàu lớn. Năm 2013, người dân trong xã đã mua thêm 21 tàu thuyền và đóng mới 14 thuyền công suất lớn, đồng thời lắp đặt thêm 15 máy liên lạc định vị vệ tinh, 5 máy icom… Với sự mạnh dạn đầu tư cho nghề biển, hiện nay ở Sơn Hải đã phát triển nhanh về số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản.
Ông Trần Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Sơn Hải cho biết: “Xã Sơn Hải hiện có 261 tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất trên 40.000 CV. Nhờ đầu tư tàu thuyền lớn để khai thác hải sản xa bờ,  năm 2013 tổng sản lượng khai thác hải sản của xã đạt hơn 2.730 tấn. 4 tháng đầu năm 2014, sản lượng khai thác hải sản là 817 tấn và giá trị đạt khoảng 50 tỷ đồng. Khai thác thủy sản là một trong những nghề kinh tế mũi nhọn tạo ra hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều lao động có việc làm ổn định… Thực hiện chủ trương khuyến khích ngư dân tiếp tục đầu tư phát triển phương tiện tàu thuyền công suất lớn, từng bước thay thế các phương tiện cũ, công suất nhỏ để nâng cao giá trị kinh tế và chỉ trong 4 tháng đầu năm 2014, người dân đã đầu tư đóng mới 14 tàu thuyền (có công suất từ 400 CV trở lên). Hiện nay, đã có 4 tàu đã hạ thủy tham gia đánh bắt hải sản. Mục tiêu trong năm 2014 này, xã Sơn Hải phấn đấu đóng mới 20 tàu công suất lớn và sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng 3.000 tấn”.
Ngư dân Sơn Hải từ chỗ chỉ khai thác loanh quanh vùng lộng, thì nay đã thay đổi cung cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư đóng tàu thuyền lớn vươn ra khơi xa, bám biển dài ngày, khai thác ở ngư trường xa. Sự  chuyển đổi đó không những giúp cho ngư dân khai thác được sản lượng lớn hải sản có giá trị, tăng nhanh nguồn thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho người dân trong xã, mà còn góp phần tích cực trong việc bảo vệ  chủ quyền vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, để người dân yên tâm, mạnh dạn đầu tư với nghề biển, thì các cấp, ngành liên quan cần quan tâm, hỗ trợ kịp thời về lĩnh vực cho vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật mới trong việc khai thác, bảo quản sản phẩm để nâng cao giá trị hải sản…
Bài, ảnh: Hoàng Vĩnh

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.