Tái cơ cấu ngành trồng trọt từ lúa gạo

Trồng trọt chiếm tới một nửa giá trị toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua, tăng trưởng của ngành đang có xu hướng chậm lại. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), lúa, cà phê và điều sẽ là những nhóm ngành chủ lực để tập trung tái cơ cấu ngành trồng trọt trong thời gian tới.
Định hướng vùng sản xuất
Mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới
Mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới
Trong ba ngành hàng chủ lực được chọn để tái cơ cấu, lúa gạo là ngành được đặc biệt quan tâm, vì đây là ngành hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam. Thực tế, suốt từ năm 2013 đến nay, công tác tái cơ cấu ngành lúa gạo cũng đã được Bộ NN&PTNT khẩn trương triển khai và đạt được những kết quả nhất định.
Theo NN&PTNT, năm 2013, có 13 tỉnh Nam Bộ xây dựng 369 mô hình cánh đồng mẫu lớn, tổng diện tích khoảng 120.500 ha; các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã xây dựng được 1.265 mô hình với diện tích là 35.518 ha.
Từ đầu năm 2014 đến nay, xây dựng cánh đồng lớn tiếp tục được mở rộng trên cả nước, quy mô hàng trăm nghìn ha. Vụ hè thu 2014, ở ĐBSCL có trên 100 nghìn ha lúa được các DN thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ.
Tuy nhiên, việc liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp còn khá lỏng lẻo. Một số doanh nghiệp viện cớ để không mua lúa gạo cho người nông dân. Nông dân vẫn là nhóm yếu thế và chịu thiệt thòi nhất. Nông dân đầu tư tới 83% giá trị nhưng chỉ hưởng lợi 53%, trong khi khâu dịch vụ chỉ bỏ ra chưa đầy 30% nhưng lại được hưởng lợi tới gần một nửa giá trị của hạt gạo.
Để đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu sản phẩm lúa gạo, “Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, Ban chỉ đạo nghiên cứu lúa gạo và hiện đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam”, ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết.
Theo CụcTrồng trọt, lúa gạo là ngành có lợi thế, chiến lược của Việt Nam. Năm 2013 nhu cầu lúa gạo toàn cầu là 13 triệu tấn, tới năm 2020 là 45 triệu tấn. Như vậy, nhu cầu lúa gạo vẫn tăng mạnh và Việt Nam sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.
Cũng theo ông Phạm Đồng Quảng, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp định hướng vùng ĐBSCL tập trung vào thị trường xuất khẩu, sử dụng giống lúa chất lượng gạo trắng, hạt dài, các giống lúa thơm có khả năng cạnh tranh với các giống cùng nhóm trên thị trường thế giới.
“Vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất lúa còn lại chủ yếu sử dụng các giống lúa có chất lượng gạo, cơm ngon phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Cơ cấu giống lúa theo yêu cầu của thị trường, hợp đồng với DN theo hướng “cánh đồng một giống” ông Quảng nói.
Mục tiêu cụ thể đặt ra là đến năm 2020, diện tích liên kết, sản xuất tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn chiếm 50% diện tích tại các vùng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã có đề án phát triển bền vững ngành cà phê, điều từ nay tới năm 2020, trong đó chú trọng tới việc tái canh cây cà phê.
Nâng cao chất lượng nông sản
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam kém cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nước là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm, chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), khi có dịch bệnh xảy ra, chúng tôi xuống thăm đồng ruộng thì câu đầu tiên bà con hỏi là: có thuốc gì để diệt trừ dịch bệnh cho cây lúa, mà họ không hề nghĩ tới các biện pháp sinh học khác. Thực tế, các loại thuốc BVTV được sử dụng tràn lan. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, 80% bà con nông dân sử dụng sai mục đích các loại thuốc BVTV.
Theo ông Hồng, dư lượng thuốc BVTV trên nông sản là trở ngoại lớn nhất đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có lúa gạo. Ví dụ, xuất Thanh Long sang Mỹ có giá trị cao gấp 10 lần bán trong nước nhưng những rào cản rất khắt khe về an toàn thực phẩm, đòi hỏi chúng ta phải vượt qua, lúa gạo cũng vậy.
Cùng quan điểm trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, hiện nay, mối lo ngại chính của người dân chính là chất lượng lương thực, dư lượng thuốc BVTV trong nông sản. Do vậy, ngành nông nghiệp cần cắt giảm 50% dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dư thừa để nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, để làm được điều này, khâu quan trọng nhất là tuyên truyền, tập huấn, đào tạo để nông dân hiểu và sử dụng đúng cách. Ngoài ra, sẽ phải xây dựng lại hệ thống BVTV ở nông thôn để nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ mới cho công tác kiểm định. Như vậy, việc sử dụng thuốc BVTV sẽ được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Theo Tintuc

tin mới

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.