Thịt bò Kobe vì sao là món ăn đắt nhất thế giới?

Thịt bò Kobe được biết tới là một trong những món ăn đắt nhất hành tinh. Ước tính, giá trị của một cân Anh (khoảng 0,454kg) loại thịt này lên tới hơn 300 USD (hơn 6 triệu đồng). Nhiều người đồn rằng, để nuôi được bò Kobe cho thịt ngon, nông dân thậm chí phải cho bò uống bia, nghe nhạc hay massage cho chúng.
Vậy đâu là sự thật đằng sau những lời truyền tụng ấy? Hãy cùng tìm hiểu những quy định khắt khe khi nuôi bò Kobe tại các trang trại nuôi bò Kobe ở Nhật Bản để hiểu rõ hơn những điều này.
Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe, Nhật Bản. Chúng được nuôi tại xứ hoa anh đào từ thế kỷ II để lấy sức kéo phục vụ việc trồng lúa, thồ hàng của người Nhật.
Trải qua suốt thời kỳ Edo (1603 - 1867), người Nhật hầu như không biết tới mùi vị của thịt bò Kobe, bởi theo quan điểm Phật giáo, họ không hề ăn thịt của động vật hay gia súc bốn chân. Chỉ tới khi Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách (1868), phong tục này mới dần được gỡ bỏ.
Vào mùa hè, bò được cho uống bia hay rượu sake. Theo lý giải của nông dân Nhật Bản, thời tiết nóng ẩm mùa hè khiến thức ăn thường bị ứ lại trong cơ thể bò.
Vào mùa hè, bò được cho uống bia hay rượu sake. Theo lý giải của nông dân Nhật Bản, thời tiết nóng ẩm mùa hè khiến thức ăn thường bị ứ lại trong cơ thể bò.
Trong suốt quãng thời gian trên, những người có cơ hội nếm thịt bò Kobe là những người lính. Theo nhiều tài liệu lịch sử, khi tham gia chiến trận, lính Nhật được ăn khẩu phần có thịt bò, giúp họ có thêm sức chiến đấu.
Tuy nhiên khi hồi hương, họ không còn có cơ hội đó nữa. Nỗi nhớ hương vị thịt bò độc đáo này mạnh tới nỗi, nhiều người lính Nhật đã phải tìm cách nấu trộm loại thịt này và sáng tạo ra món ăn Sukiyaki (một dạng lẩu với thịt bò và rau).
Khi thịt bò trở nên phổ biến, bò Kobe bắt đầu được chú ý và nuôi dưỡng tại những trang trại ở Kobe. Một điều rất may mắn, đó là địa hình chia cắt của Nhật Bản khiến những đàn bò Kobe được nuôi tách biệt với các loại bò khác.
Theo thời gian, sự tách biệt này khiến bò Kobe dần mang những đặc điểm gene đặc trưng, dẫn tới hương vị thịt của chúng rất độc đáo, có 1-0-2 trên thế giới
Quy trình nuôi bò tại đây cũng phải tuân theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Bò được nuôi phải là dòng Taijima-gyu thuần chủng và chưa giao phối lần nào. Ở đây, người ta còn có luật cấm bò Nhật lai với bò Mỹ. Những con gia súc này phải được sinh ra, ăn cỏ và uống nước tại chính quận Hyogo. Nuôi một con bò lấy thịt tốn thời gian hơn các loại gia súc khác rất nhiều. Đó cũng là một phần lý do tại sao đặc sản này lại đắt đỏ đến thế.
Thức ăn của những chú bò Kobe đều được chọn lọc - đó toàn là thức ăn rất bổ dưỡng như lúa non, cỏ tươi; còn đồ uống là nước được chiết xuất, lọc tinh khiết (có nơi người dân phải khoan giếng sâu tới 180m dưới lòng đất để lấy nước cho bò uống).
Đặc biệt vào mùa hè, bò được cho uống bia hay rượu sake. Theo lý giải của nông dân Nhật Bản, thời tiết nóng ẩm mùa hè khiến thức ăn thường bị ứ lại trong cơ thể bò.
Vì vậy, họ cho bò Kobe uống bia, rượu sake nhằm kích thích chúng ăn uống nhiều hơn và cũng để thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
Một trong những phương pháp chăm sóc bò Kobe nổi tiếng nhất phải kể tới việc nông dân Nhật Bản massage bằng chổi rơm (hoặc tay không) cho chúng.
Một trong những phương pháp chăm sóc bò Kobe nổi tiếng nhất phải kể tới việc nông dân Nhật Bản massage bằng chổi rơm (hoặc tay không) cho chúng.
Chưa hết, với quan niệm bò Kobe sẽ cho thịt ngon hơn trong trạng thái thoải mái, nông dân Nhật Bản rất quan tâm tới khía cạnh “tâm hồn” của những chú bò.
Có những trang trại, người chủ trang trại còn cho bò nghe nhạc cổ điển và bỏ ra hàng giờ liền trò chuyện, vuốt ve chúng.
Một trong những phương pháp chăm sóc bò Kobe nổi tiếng nhất phải kể tới việc nông dân Nhật Bản massage bằng chổi rơm (hoặc tay không) cho chúng.
Trong quan niệm của họ, việc massage sẽ giúp bò bớt căng thẳng, đồng thời làm giảm lượng mỡ thừa trên người bò. Khi đó các thớ thịt bò Kobe thành phẩm sẽ mềm và ngon hơn.
Ngoài ra, hàng ngày, bò Kobe còn được tắm táp sạch sẽ, đôi khi bằng các loại rượu khác nhau. Trong suy nghĩ truyền thống của người Nhật, việc làm này giúp cho bò được thả lỏng cơ bắp và đẹp da, từ đó ảnh hưởng tích cực tới chất lượng thịt.
Sẽ không ngoa khi nói rằng, nuôi bò Kobe là cả một “nghệ thuật”. Bò Kobe được nuôi từ bé và mỗi trang trại thường chỉ nuôi từ 10 – 15 con/năm.
Theo tâm sự của nhiều nông dân, việc nuôi ít bò giúp họ chăm sóc tốt hơn cho từng cá thể, tạo điều kiện để chúng cho chất lượng thịt tốt nhất.
Sau khi bò Kobe đã lớn, chúng sẽ phải trải qua một quy trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi được mổ làm thịt. Bò Kobe đạt tiêu chuẩn phải là con thuần chủng được sinh ra ở tỉnh Hyogo, nuôi dưỡng tại Hyogo, bị thiến để đảm bảo “trinh tiết”.
Với quy trình này, mỗi năm chỉ có khoảng 3.000 cá thể bò Kobe được mổ làm thịt. Vì vậy, người Nhật muốn ăn thịt bò Kobe thường xuyên phải chờ hàng tháng trời mới tới lượt mình.
Những con bò xuất chuồng phải được mổ ngay tại khu vực chăn nuôi, sau đó đóng dấu hàng loạt cơ quan chuyên trách Nhật Bản, trong đó có đơn vị chuyên quảng bá thịt bò Kobe. Những con bò đủ tiêu chuẩn sẽ được mang bán đấu giá. Con ngon nhất sẽ chỉ có tổng lượng thịt khoảng 470 kg, và có mức giá tương đương 1 tỷ đồng
Thịt bò phải được chế biến tại Hyogo và vượt qua một kỳ kiểm tra nghiêm ngặt của chính phủ. Theo thống kê, hiện cả thế giới chỉ có khoảng 3.000 con bò Kobe, và dĩ nhiên, không có con nào ở ngoài Nhật Bản. Quy trình chế biến cũng nghiêm túc đến nỗi khi bán thịt, kể cả nhà hàng hay cửa hiệu đều phải đánh mã vạch 10 chữ số để người mua biết được thịt đó được lấy từ con bò nào.
Với quy trình nuôi dưỡng như “ông hoàng, bà chúa”, thịt bò Kobe được mệnh danh là loại thịt bò ngon nhất hành tinh. Trên thế giới, chúng được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau như lẩu, sashimi, bò nướng.
Theo nguoiduatin.vn

tin mới

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.