Tổng thống Ukriane Petro Poroshenko: Con rối trên chính trường?

(Baonghean) - Thế giới năm 2015 mới bước sang tháng thứ 2, tuy nhiên đã có rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến giới quan sát nhận định sự bất ổn khả năng chưa có lối thoát trong ngắn hạn. Và tình hình bất ổn tại Ukraine là một trong số đó. khi Tổng thống Petro Poroshenko hiện chỉ là con rối trên chính trường với những quan điểm không rõ ràng về các quyết định của mình trong đối nội.

Ngay trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 5 của Ukraine vào ngày 7/6 năm ngoái, ông Petro Poroschenco đưa ra cam kết tránh một cuộc nội chiến cho đất nước và hàn gắn quan hệ với nước Nga. Tuy nhiên, vị tân Tổng thống khi đó cũng tuyên bố rất mạnh miệng rằng không bao giờ chấp nhận việc Nga chiếm bán đảo Crimea cũng như nỗ lực làm chệch hướng sự ủng hộ bản thân ông xích lại với phương Tây... Cho đến nay, sau gần 1 năm cầm quyền và cũng chỉ ít ngày nữa trên bán đảo Crimea chắc chắn sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 1 năm "trở về với đất mẹ Nga", Petro Poroschenco đã làm được những gì như cam kết ngoài việc nỗ lực đưa Ukraine xích lại gần hơn với phương Tây, gây ra tình trạng bất ổn ngày càng leo thang? Thậm chí có nguy cơ của một cuộc nội chiến có yếu tố can thiệp từ bên ngoài?
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức tại quốc hội Ukraine ngày 7/6/2014. 	Ảnh Internet
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức tại quốc hội Ukraine ngày 7/6/2014. Ảnh Internet
Trước khi trở thành người đứng đầu quốc gia thuộc khối không gian hậu Xô Viết này, Petro Poroschenco được biết đến là một doanh nhân thành đạt và có “thế lực nhất trên chính trường”. Ông sinh năm 1965 tại Thành phố Bolhrad, Odessa, nhưng lớn lên tại Vinnytsia miền Trung Ukraina. Năm 1989, ông tốt nghiệp ngành Kinh tế tại Viện Bang giao quốc tế và Luật Quốc tế thuộc Đại học quốc gia Kiev. Trong thời kỳ chuyển tiếp vào thập niên 1990, Poroschenko buôn bán đậu ca cao, sau đó ông mua nhiều hãng sản xuất bánh kẹo, rồi nhập chúng thành Tập đoàn Roshen. Roshen sản xuất 450.000 tấn bánh kẹo, 40% số hàng bán được là ở Nga và các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Vì hãng đồ ngọt này mà ở Ukraina ông được biết tới với cái tên là “Vua Sô cô la". Cũng trong khoảng thời gian này, Poroschenko là Tổng Giám đốc của cơ sở giao dịch chứng khoán Ukraine. Sau khi phần hùn vào Ukrprominvest, Poroschenko kiểm soát một số các đài truyền thanh truyền hình, trong đó có đài truyền hình Kanal 5 - là một đài truyền hình tư nhân cấp tiến và có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng. Trong cuộc khủng hoảng chính trị, mà đỉnh điểm là việc tiếm quyền Tổng thống thân Nga Victor Yanukovick vào tháng 2 năm ngoái, với lý do không đủ khả năng đảm đương chức trách theo quy định của hiến pháp. Người ta hầu như không thấy được vai trò của ông trong sự kiện này. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25/5 năm ngoái, Poroschenko đắc cử và trở thành Tổng thống thứ 5 của đất nước đông dân thứ 2 châu Âu này.
Trở lại với những căng thẳng ở vùng Donbass đã làm cho hơn 5.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa, lâm vào cảnh khốn cùng… Không ít người cho rằng, chính những quyết định không rõ ràng của Petro Poroshenko là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay. Điều này không phải là không có lý, bởi mỗi khi quân đội của ông đang chiếm thế thượng phong, ông mạnh miệng tuyên bố sẽ “không khoan nhượng với lực lượng đối lập” và sẽ dùng quân đội “hùng mạnh” để giành lại miền Đông và cả Crimea. Nhưng khi quân đội của ông thất thế và mất quyền kiểm soát thì ông lại “mong muốn đối thoại” và “hy vọng vùng Donbass sẽ thực hiện nghiêm túc thỏa thuật Minsk”. Điều này là không thể chấp nhận được, vì lập trường thiếu quyết đoán sẽ không phù hợp đối với người đứng đầu một quốc gia đang chìm trong cuộc khủng hoảng tồi tệ và kéo dài.
Còn tại sao lại nói có yếu tố nước ngoài chi phối, bởi những ngày gần đây, việc giới chức Mỹ cân nhắc việc sẽ hỗ trợ về vũ khí sát thương cung cấp cho chính quyền Kiev. Nếu việc này thành hiện thực, nhiều khả năng trong thời gian tới, cuộc chiến giữa quân đội và lực lượng đối lập ở miền Đông sẽ quyết liệt hơn nhiều. Bởi chẳng có ai dám khẳng định khi Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev thì Nga sẽ “đứng ngoài” nhìn vùng đất đa phần người dân nói tiếng Nga bỏ mạng bằng những loại vũ khí hiện đại của Mỹ. Trong khi Mỹ có cách tiếp cận rất cứng rắn như vậy, thì phương Tây – một bên “tham chiến” trên chính trường lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Đáp lại lời kêu gọi: "Tình trạng leo thang xung đột và gia tăng thương vong ở dân thường, đặc biệt sau các vụ tấn công khủng bố ở Volnovakha và Donetsk, cũng như vụ oanh tạc Mariupol sẽ thôi thúc liên minh này hỗ trợ thêm cho Ukraine, trong đó có chuyển giao các vũ khí hiện đại để bảo vệ và kháng chiến chống quân xâm lược" và "Chúng tôi vẫn cần nhiều sự hỗ trợ về quân sự, kỹ thuật và chuyên gia để nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga", phương Tây hiện nay vẫn khẳng định sẽ không hỗ trợ về những loại vũ khí gây sát thương cho Kiev. Điều này cũng không khó hiểu, bởi nếu thực sự xảy ra một cuộc chiến, phương Tây cũng chẳng có lợi lộc gì mà chỉ khiến tình trạng khủng hoảng kinh tế càng trở nên trầm trọng. Khi đó chắc chắn sẽ có nhiều người Ukraine tị nạn sang châu Âu gây nên gánh nặng về nhân đạo rất lớn. Và nói cho cùng, phương Tây cũng không hề muốn mình bị kéo vào cuộc chiến trên chiến trường hay đơn giản chỉ là chiến tranh lạnh với Nga để rồi phá vỡ đi sự ổn định và thống nhất của châu Âu.
Không nhận được sự ủng hộ từ phương Tây trong việc cung cấp vũ khí cho mình, nhưng chỉ với tuyên bố Mỹ đã “xem xét” việc này, chắc chắn cũng khiến Tổng thống Petro Poroshenko mạnh tay hơn trong việc chống lại lực lượng đòi độc lập ở miền Đông. Tuy nhiên, những “tín hiệu” từ phía Mỹ thực ra cũng đang chỉ được nhấn mạnh bởi từ “xem xét” và nếu việc “xem xét” này không thành hiện thực, trong khi diễn biến trên chiến trường miền Đông gặp bất lợi, cộng với việc đã có không ít những cuộc biểu tình phản đối trước dinh thự của Petro Poroshenko kêu gọi ông hãy trả lại người thân của họ đang chiến đấu ở miền Đông, thì nhiều khả năng Tổng thống Petro Poroshenko lại kêu gọi tuân thủ thỏa thuận Minsk. Như vậy, với lập trường không vững vàng và bị phụ thuộc quá nhiều từ bên ngoài, rõ ràng vị Tổng thống đời thứ 5 của Ukraine Petro Poroshenko chỉ như con rối bị điều khiển bằng các thế lực khác mà thôi.
Cảnh Nam

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.