TP Vinh: Hàng loạt hộ kinh doanh đóng cửa, treo biển chuyển nhượng sau Tết

(Baonghean.vn) - Những tưởng đầu năm mới, tình hình kinh doanh sẽ khá khẩm hơn, nhưng đến nay, hàng loạt cửa hàng tại TP.Vinh vẫn đóng cửa, treo biển chuyển nhượng ki ốt vì quá ế ẩm.
Dạo quanh các tuyến phố trên địa bàn TP. Vinh thời điểm này, không khó để nhận ra nhiều cơ sở kinh doanh, cửa hàng vẫn "cửa đón then cài" dù tết Nguyên đán đã qua lâu, thậm chí nhiều ki ốt còn treo biển hoàn trả mặt bằng, báo chuyển nhượng, cho thuê...
Tuyến đường Võ Thị Sáu, gần khu vực Đại học Vinh vốn sầm suất tuy nhiên hàng loạt ki ốt vẫn đóng cửa im lìm sau Tết vì kinh doanh ế ẩm. Ảnh: Q.A
Tuyến đường Võ Thị Sáu, gần khu vực Đại học Vinh vốn nhộn nhịp, tuy nhiên hàng loạt ki ốt vẫn đóng cửa im lìm sau Tết vì kinh doanh ế ẩm. Ảnh: P.V

Chị Lê Hà, chủ một cửa hàng mỹ phẩm tại phường Hưng Bình, TP.Vinh cho biết: "Từ ngày mùng 7 Tết, tôi bắt đầu mở cửa kinh doanh trở lại, nhưng chẳng có khách. Tiếp đó, ngày 13/2, phường lại được công bố nằm ở mức cấp độ 4 của dịch, dù không nằm trong danh mục phải đóng cửa hàng nhưng vì sức khỏe của bản thân và gia đình nên tôi đành tạm nghỉ. Đến nay, dù đã xuống cấp độ 3 tuy nhiên nhận định tình hình kinh doanh sắp tới sẽ không khả quan nên tôi quyết định đóng cửa hàng mang hàng về nhà, ai mua thì sẽ ship...".

Không chỉ chị Hà mà đó còn là tâm trạng của hàng ngàn hộ kinh doanh trên địa bàn TP.Vinh thời điểm này. Hầu hết hàng quán đều đã được đầu tư, tân trang và mở cửa lại sau Tết với hy vọng tình hình dịch bệnh được kiểm soát để yên tâm làm ăn, bù đắp thiệt hại trong năm 2021. Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại bùng phát mạnh sau Tết, nhất là thời điểm 22/25 phường, xã của TP.Vinh là vùng đỏ, kéo theo việc làm ăn của các hộ kinh doanh tiếp tục bị đình trệ, khó khăn càng thêm chồng chất.
Ông Hoàng Anh Tiến - Chủ tịch UBND phường Trường Thi cho biết: Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn phường có khoảng 1.400 cơ sở kinh doanh, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều cửa hàng, ki ốt đóng cửa. Nguyên nhân chính là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vắng khách, do đó, họ không "mặn mà" mở cửa hàng mà thay vào đó là chuyển sang bán hàng online trực tuyến, vừa có thể duy trì thu nhập, vừa giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh...".
Phố kinh doanh Nguyễn Văn Cừ sầm uất bậc nhất TP.Vinh cũng chịu cảnh đìu hiu sau Tết. Ảnh: Q.A
Phố kinh doanh Nguyễn Văn Cừ sầm uất bậc nhất TP.Vinh cũng chịu cảnh đìu hiu sau Tết. Ảnh: P.V

Theo thống kê, toàn TP.Vinh có hơn 23.000 hộ đăng ký kinh doanh với khoảng 35.000 người dân, tập trung tại các phường trung tâm như Hồng Sơn, Bến Thủy, Hưng Bình, Trường Thi, Hưng Dũng... Do công việc kinh doanh gặp khó nên hiện nay, việc hoàn trả mặt bằng, chuyển nhượng ki ốt xuất hiện nhiều trên các tuyến phố của TP.Vinh. Giá cho thuê mặt bằng kinh doanh tại TP.Vinh cũng đã "chạm đáy" trong nhiều năm trở lại đây.

Theo khảo sát, các ốt kinh doanh khu vực Trường Đại học Vinh thuộc các phường Bến Thủy, Trường Thi, Trung Đô... nay chỉ dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng/tháng tùy vị trí, diện tích, giảm 50% so với trước đây.

Tại tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, tuyến phố kinh doanh sầm uất trên địa bàn TP.Vinh, nếu như giá cho thuê mặt bằng thời điểm chưa xuất hiện dịch Covid-19 từ hàng chục triệu thậm chí trên dưới 100 triệu đồng/tháng thì nay chỉ từ 10 - 30 triệu đồng/tháng...

Mặc dù giá cho thuê mặt bằng đã thấp kỷ lục nhưng tìm được người thuê thời điểm này cũng không dễ.

Các biển báo chuyển nhượng, cho thuê ki ốt mọc lên khắp các tuyến đường TP.Vinh sau Tết. Ảnh: Q.A
Các biển báo chuyển nhượng, cho thuê ki ốt mọc lên khắp các tuyến đường TP.Vinh sau Tết. Ảnh: P.V

Để ứng phó với tình hình ế ẩm hiện nay, nhiều cửa hàng tại TP.Vinh đã áp dụng nhiều biện pháp như giảm giá sản phẩm, tăng các chương trình khuyến mãi để kích cầu người tiêu dùng. Một số cửa hàng thì cắt giảm số nhân viên, hạn chế nhập hàng số lượng lớn để tránh thua lỗ, tăng cường quảng cáo trên các trang mạng xã hội để thu hút khách. Các chủ cho thuê mặt bằng thì cam kết giảm giá cho thuê, giãn thời gian đóng tiền với hy vọng sẽ có người thuê, tránh lãng phí mặt bằng, dẫn đến hao mòn, xuống cấp...

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.