HƯỚNG ĐẾN HỘI THI “HÁT DÂN CA TRONG TRƯỜNG HỌC”

Ví "dặm” hay ví "giặm”?

Hoàng Lan Anh (nld.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn) - Đến thời điểm này, nhiều người vẫn thắc mắc vì không biết phải viết thế nào mới đúng chính tả.

Trong thông cáo báo chí ngày 28-11 gửi tới các cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao cho hay Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã được công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại”. Tuy nhiên, trên website www.dsvh.gov.vn của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), trong danh mục Di sản văn hóa quốc gia, cơ quan này lại gọi “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”.

bna_1 ví dặm.jpg
Ảnh minh họa.

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và Phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại” (trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh) được Bộ VH-TT-DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng tổ chức hồi tháng 5, BTC cũng dùng từ “ví, giặm” trong các tài liệu khoa học. Điều này cho thấy không chỉ nhiều người mà giữa các cơ quan nhà nước cũng không có sự thống nhất về cách gọi “ví, dặm” hay “ví, giặm”.

Các chuyên gia về ngôn ngữ cũng có những quan điểm khác nhau về “ví, dặm/giặm”. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2011) thì hát dặm là “lối hát dân gian ở Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và câu chữ”, còn hát ví là “hát đối đáp có tính chất trữ tình giữa trai và gái trong lao động” (như ví đò đưa, ví phường nón, ví phường vải, ví trèo non). Còn “giặm” được hiểu là một động từ, có nghĩa: 1. Đan, vá thêm vào chỗ nan hỏng; 2. Thêm vào chỗ còn trống, còn thiếu cho đủ. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên (Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2-2012): “Gọi là ví, giặm bởi bài nào cũng chứa ít nhất một câu lặp lại câu đi trước giữa khoảng trống hai khổ thơ, giống như giặm mạ thêm vào chỗ trống. Bài ít thì chỉ một cặp giặm, bài nhiều thì có đến 12 cặp lặp lại”.

TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng gọi như thế nào thì phải tuân theo phong tục địa phương. “Tôi đã đi thực tế ở vùng Nghệ Tĩnh nhiều năm nên hiểu đồng bào ở đây. Cách họ dùng là “giặm”, theo nghĩa là thêm vào chỗ còn trống, chỗ đang thiếu, chứ dùng “dặm” thì lại thành đơn vị đo lường độ dài rồi” - TS Thanh nói. Ông cũng giải thích thêm, thể thơ của giặm là câu cuối cùng nhắc lại câu áp chót dưới hình thức tương tự, ví dụ: “Bà trao cho một tiền/ Bà truyền mua đủ thứ/ Bà lại truyền đủ thứ...”

Được biết, tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ” tổ chức ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An vào tháng 3-2011, căn cứ nhiều cứ liệu và luận cứ khá thuyết phục, các nhà khoa học đã trao đổi và nhất trí là từ sau hội thảo sẽ sử dụng cách viết “giặm” trên tất cả các văn bản chính thức.

Tuy nhiên, có lẽ do cách dùng “ví, dặm” đã quen thuộc với nhiều người, lại thêm sự thống nhất này chưa được thông báo rộng rãi nên “ví, dặm” vẫn được dùng phổ biến.

tin mới

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Người phụ nữ khuyết tật ở Nghệ An giành giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI

Người phụ nữ khuyết tật ở Nghệ An giành giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI

(Baonghean.vn) - Đây là giải thưởng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh những đóng góp quý báu, động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc phát triển văn hóa đọc tại Bộ, ngành, địa phương, các vùng, miền và trong cộng đồng.

Tấm lòng với điệu dân ca quê mình

Tấm lòng với điệu dân ca quê mình

(Baonghean.vn) - Biết anh từ thuở còn tấm bé khi anh còn là cậu bé hát dân ca rất hay ở Trường THCS Trường Thi, cứ ngỡ rằng sau này Ngân sẽ đi theo con đường sân khấu chuyên nghiệp. Nhưng không, anh chọn cho mình con đường khó nhưng nhiều sự cống hiến ngọt ngào.

Chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh sẽ diễn ra tại huyện Tân Kỳ

Chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh sẽ diễn ra tại huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Các hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An, đồng thời gợi nhắc về ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thử thách của quân và dân ta để làm nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Người “thổi hồn” vào phục trang tuồng cổ

Người 'thổi hồn' vào phục trang tuồng cổ

(Baonghean.vn) - Bình yên sau lũy tre làng, căn nhà của bà Nguyễn Thị Thâm (SN 1957) đã trở thành chốn đi về thân thuộc của biết bao người yêu tuồng cổ. Bà vừa là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuồng xã Trung Thành (huyện Yên Thành), vừa là người dành trọn tâm huyết để may phục trang cho nghệ thuật này.

Cầu mùa

Vui hội cầu mùa ở bản Thái miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết Giáp Thìn), bà con bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) tổ chức Lễ hội Cầu mùa. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vùng hạ nguồn sông Con.

'Phía sau' người nghệ sĩ

'Phía sau' người nghệ sĩ

(Baonghean.vn) - Họ là những nghệ sĩ hoạt động ở Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An, vừa được vinh danh NSND, NSƯT vào dịp cuối năm 2023. Ở họ ngoài sự nỗ lực phấn đấu không ngừng còn là tình yêu bất tận với sân khấu, với con đường đã chọn.

Denis Đặng: Đam mê và dấn thân

Denis Đặng: Đam mê và dấn thân

(Baonghean.vn) - Denis Đặng tự nhận mình là ảo giác gia trong phòng chế tác những giấc mơ thị giác, chính anh đã đưa những tên tuổi mới trong làng âm nhạc vụt sáng thành sao bằng những MV âm nhạc đình đám.