Viên tướng bí ẩn đứng sau chương trình tên lửa Triều Tiên

Kim Rak-gyom, người đứng đầu lực lượng tên lửa của Triều Tiên, là viên tướng đã đáp trả mạnh mẽ lời đe dọa của Trump. 

vien-tuong-bi-n-dung-sau-vu-khi-hat-nhan-cua-trieu-tien

Người đứng bên phải nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là tướng Kim Rak-gyom. Ảnh: Reuters.

Ông giống như cái bóng của ông Kim Jong-un, tháp tùng nhà lãnh đạo Triều Tiên từ các vụ phóng tên lửa cho đến duyệt binh. Tướng Kim Rak-gyom thường cười và nói đùa với cấp dưới nhưng ông nắm giữ quyền lực nguy hiểm hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.

Tướng Kim là người đứng đầu Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Triều Tiên, giám sát các tên lửa phòng thủ chiến lược thông thường và hạt nhân. Theo Washington Post, Mỹ tháng trước ước tính Triều Tiên sở hữu 60 vũ khí hạt nhân, mặc dù một số chuyên gia độc lập cho rằng con số này nhỏ hơn nhiều.

Sau khi Trump đe dọa trút "lửa giận" lên Triều Tiên, Kim Jong-un tuyên bố ông đang lên kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tướng Kim Rak-gyom gọi lời phát biểu của Trump là "vô nghĩa" và gọi Tổng thống Mỹ là "lão già gàn".

Có rất ít thông tin về viên tướng bí ẩn này. Thực tế, một số hãng tin còn không thống nhất ông thật sự là ai trong đoàn tùy tùng của Kim Jong-un.

Kim Rak-gyom được thăng chức từ tướng hai sao lên 4 sao vào tháng 6/2012, khoảng 6 tháng sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền. Việc ông được bổ nhiệm làm tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược mới khi đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Kim Jong-un muốn thúc đẩy chương trình tên lửa.

Triều Tiên đặt việc phát triển tên lửa ngang tầm với lục quân và không quân. Kim Rak-gyom có đường dây điện thoại trực tiếp kết nối với ông Kim, theo Australian.

"Khi được trang bị đầy đủ khả năng thực hiện những cuộc tấn công chính xác với vũ khí hạt nhân, không một kẻ xâm lược nào dám liều lĩnh tấn công chúng ta", nhà lãnh đạo Triều Tiên nói vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, vị trí cánh tay phải của Kim Jong-un cũng đi kèm những rủi ro đặc biệt. Sau một loạt vụ thử tên lửa thất bại, truyền thông quốc tế tháng hai đưa tin rằng Kim Rak-gyom đã không xuất hiện trước công chúng trong 6 tháng, kể cả trong dịp kỷ niệm 69 năm thành lập quân đội Triều Tiên.

Ông tái xuất một tháng sau đó khi Triều Tiên phóng 4 tên lửa, ba trong số đó rơi xuống vùng biển của Nhật Bản. Quân đội Triều Tiên tuyên bố họ tập dượt tấn công các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản.

Báo Hàn Quốc Yonhap hồi tháng 5 đưa tin tướng Kim cùng một số quan chức khác không có tên trong danh sách mới của Ủy ban quân sự Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, cơ quan quân sự được cho là quan trọng nhất của quân đội nước này. Yonhap dẫn lời một quan chức Hàn Quốc nhận xét "nhiều khả năng tướng Kim đã phải chịu trách nhiệm cho các vụ phóng tên lửa thất bại".

Tuy nhiên, với việc hãng thông tấn KCNA ngày 9/8 dẫn lời tướng Kim đáp trả lời đe dọa của Trump, có thể thấy ông vẫn đóng vai trò quan trọng trong chính quyền.  

Ngoài tướng Kim Rak-gyom, nhà lãnh đạo Triều Tiên còn có bộ ba thân tín thường xuất hiện trong các bức ảnh ông tươi cười vui mừng sau khi phóng thành công tên lửa.

Họ gồm cựu tướng không quân Ri Pyong Chol, nhà khoa học tên lửa kỳ cựu Kim Jong Sik, và người đứng đầu mảng phát triển vũ khí Jang Chang Ha.

vien-tuong-bi-n-dung-sau-chuong-trinh-ten-lua-trieu-tien-1

Bộ ba thân tín của Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.

Các bức ảnh và đoạn video trên truyền hình cho thấy cả ba người này rõ ràng được Kim Jong-un sủng ái. Cách xử sự của họ đối với ông khác xa thái độ khúm núm của các trợ lý cấp cao khác. Hai người trong số họ còn có cơ hội bay với ông Kim Jong-un trên máy bay riêng Goshawk-1.

"Thay vì phải trao đổi qua các cấp, ông Kim Jong-un giữ những người này sát cánh bên mình để ông có thể trao đổi trực tiếp với họ và hối thúc họ đẩy nhanh tiến độ phát triển vũ khí. Điều này cho thấy sự sốt sắng của ông Kim Jong-un đối với chương trình phát triển tên lửa", An Chan Il, một cựu sĩ quan quân đội Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc và đang điều hành một tổ chức tư vấn ở Seoul, nhận xét.

Theo VNE

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân