Xã hội hóa trùng tu, tôn tạo di tích - Những trăn trở

(Baonghean) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.395 di tích - danh thắng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 122 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh xã hội hóa công tác trùng tu, tôn tạo, nhiều di tích trên địa bàn đã được phục dựng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân, tuy nhiên xung quanh vấn đề này cũng đặt ra nhiều trăn trở cho các nhà quản lý.

Thời gian qua, bên cạnh kinh phí ngân sách tỉnh, Trung ương dành cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích, không thể không kể đến sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho việc tu bổ, tôn tạo phục hồi di tích. Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh đã huy động được trên 70 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa cho việc tu bổ, tôn tạo di tích.

Nhiều địa phương làm tốt công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích như: Hưng Nguyên (huy động được gần 15 tỷ đồng), Đô Lương (trên 10 tỷ đồng), Thanh Chương (gần 9 tỷ đồng), Diễn Châu (gần 8 tỷ đồng), TX Cửa Lò (trên 6 tỷ đồng), Quỳnh Lưu (gần 6 tỷ đồng)... Nhiều cá nhân đóng góp hàng trăm triệu đồng cho việc tu bổ di tích, điển hình như ông Phạm Thanh Long với trên 800 triệu đồng tôn tạo di tích đền Phúc Thọ (Nghi Lộc); gia đình ông Trương Văn Phượng ở khối 8, phường Nghi Thủy (TX Cửa Lò), cả 7 người con trai cùng lo kinh phí xây dựng thượng điện đền Yên Lương hơn 300 triệu đồng; bà Trần Thi Cháu trên 100 triệu đồng tôn tạo đền Cửa Lũy (Anh Sơn),…

Đình Làng Hiếu (Nghi Hải, TX Cửa Lò) được xây dựng lại từ kinh phí xã hội hóa.

Nhiều di tích được tu sửa lớn, phục hồi từ nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân đóng góp, như: Đền - chùa Gám (Xuân Thành - Yên Thành), các đền Yên Lương, Mai Bảng, Diên Nhất (TX Cửa Lò), đền Diên Cờ, đền Cửa (Nghi Lộc), chùa Đại Tuệ (Nam Anh - Nam Đàn)… Nhiều dòng họ như họ Trần Đăng (Hưng Trung - Hưng Nguyên), Nguyễn Phùng (Xuân Tường - Thanh Chương), họ Tạ (Diễn Cát - Diễn Châu)… đã làm rất tốt việc vận động con cháu đóng góp kinh phí để tu bổ di tích…

Tuy nhiên, khi kinh phí xã hội hóa di tích ngày càng tăng cũng đặt ra cho các nhà quản lý nhiều vấn đề cần bàn. Ví như Hưng Nguyên, với tổng số 111 di tích (có 22 di tích đã xếp hạng gồm 12 di tích cấp quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh) trong đó tỉnh trực tiếp quản lý 1, huyện trực tiếp quản lý 21 và các xã trực tiếp quản lý 89 di tích). Để trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di tích, từ năm 2010, huyện đã trích ngân sách dành cho công tác này là 100 triệu đồng/năm. Với số lượng di tích lớn, từng đó kinh phí là không thể đáp ứng đủ. Điều đáng mừng là những năm gần đây, nhờ nguồn xã hội hóa của các tập thể, cá nhân, nhiều di tích trên địa bàn huyện đã được phục dựng lại, có những di tích 100% từ xã hội hóa như đền Làng Rào (Hưng Đạo), đền Xuân Hòa (Hưng Long)... và rất nhiều di tích nhà thờ họ được xây mới khang trang, to đẹp hơn từ xã hội hóa.

Ông Lê Quyết Thắng - cán bộ văn hóa xã Hưng Đạo - Hưng Nguyên - nơi có di tích đền Làng Rào được trùng tu lại chủ yếu bằng xã hội hóa, cho biết: Bên cạnh những cái được thì công tác xã hội hóa cũng có nhiều bất cập, ví như di tích đền Làng Rào được huyện phân cấp cho xã quản lý, thế nhưng hiện nay xã vẫn chưa quản lý được. Bởi lẽ bà con quan niệm đền là của làng, do nhân dân bỏ kinh phí ra trùng tu, tôn tạo lại đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân, nếu giao cho xã quản lý thì làng sẽ mất đền.

Hiện nay, đền Làng Rào đang do các cụ Hội Người cao tuổi trong xóm quản lý, từ tiền công đức, dịch vụ cúng, làm lễ. Thời gian tới, xã Hưng Đạo sẽ tổ chức tuyên truyền Luật Di sản văn hóa, Quyết định 1017/2011 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh để nhân dân hiểu rõ và thực hiện đúng quyết định của UBND tỉnh, UBND huyện Hưng Nguyên.

Bên cạnh đó, di tích nhà thờ họ cũng đang đặt ra cho các nhà quản lý nhiều trăn trở. Hiện nay, đa số các di tích này đều giao cho con cháu trong dòng họ quản lý, bảo vệ và đương nhiên kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích đều do con cháu trong dòng họ đóng góp. Vì thế nhiều dòng họ đã không thực hiện đúng Luật Di sản văn hóa, là trùng tu tôn tạo lại sai nguyên tắc (làm to, đẹp, hoành tráng hơn hoặc trưng bày đồ tế khí không phù hợp).

Ngoài ra còn có một thực trạng là một số dòng họ sau khi trùng tu, tôn tạo nhà thờ đều mong muốn nhà thờ dòng họ mình được cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa, trong khi thực tế dòng họ đó chưa đủ cơ sở để công nhận. Tình trạng này khiến cho cán bộ làm công tác quản lý rất mất thời gian trong quá trình kiểm tra, giải thích.

Một thực tế đáng buồn khác là nhiều tập thể, cá nhân lợi dụng “xã hội hóa” để xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc làm biến dạng di tích. Một số di tích tu sửa tôn tạo không báo cáo với cơ quan chức năng làm hư hỏng các yếu tố gốc và làm mới hóa di tích, sử dụng nguyên vật liệu hiện đại như bê tông cốt thép, gạch lát hoa Trung Quốc, ngói Tây, đồ tế khí hiện đại vào các di tích cổ kính, sơn phủ phần gỗ, tượng, đồ tế khí bằng loại sơn PU bóng, mới, làm giảm giá trị hiện vật cổ... Nhiều địa phương có xin phép tu sửa theo nguồn kinh phí xã hội hóa nhưng không có hồ sơ quy hoạch tu sửa tôn tạo nên khi tu sửa, thường không theo nguyên tắc của Luật Di sản văn hoá.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Quản lý di tích - danh thắng tỉnh nhấn mạnh: “Dù bất kể là nguồn kinh phí nào thì khi trùng tu, tôn tạo lại di tích phải trình xin ý kiến của các ban, ngành liên quan. Không thể vì lý do kinh phí là của nhân dân thì nhân dân có quyền trùng tu thế nào là tùy ý, như thế là phá hoại di tích, là làm biến dạng di tích và phi phạm Luật Bảo tồn, tôn tạo di tích. Ban quản lý di tích - danh thắng sẽ xử lý nghiêm minh đối với nhưng tập thể, cá nhân vi phạm Luật Di sản văn hóa trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích”.

Thanh Thủy

tin mới

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.