Trẻ em bây giờ chơi gì?

(Baonghean) - Thời nay trẻ con có ít đồ chơi, đó là một thực tế. Nhưng nguyên nhân do đâu thì còn tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người, hay nói cho cùng là của mỗi bậc làm cha mẹ.

Ở cơ quan tôi có một cô đồng nghiệp, hễ thấy người khác đặt mua đồ chơi, sách cho con là hối hả đặt mua theo. Có lần tôi gặp chị ấy đang khệ nệ ôm một đống hàng chuyển phát, toàn là đồ chơi trẻ con. Chị cười hì hì giải thích: “Chị mua cho con chơi, chứ hè đến rồi bọn trẻ nghỉ ở nhà hay cuồng tay cuồng chân. Mà chị thì không cho chúng nó táy máy vào trò chơi điện tử”. 

Quả là thời buổi này, trẻ con có ít trò chơi hơn thời trước thật. Mấy đứa cháu đã học lớp 11, 12 của tôi hồi còn nhỏ có cả một cái gác xép chứa toàn đồ chơi: con gái thì búp bê, đồ lề, xâu cườm, gấu bông; con trai thì robot, siêu nhân, xếp hình… Thậm chí bọn trẻ còn rủ nhau tự làm diều giấy, ná bắn chim, tàu thuỷ,…

Cứ nghỉ hè là chúng nó lại lôi đồ chơi ra bày bừa khắp nhà. Nhiều khi mẹ bọn trẻ phải phát cáu vì suốt ngày thấy nồi cơm nguội bị lôi ra để làm hồ dán diều, giấy lộn thì vứt khắp nhà, dính cơm nhoe nhoét. Tôi và bố bọn trẻ thấy thế chỉ cười, phẩy tay bảo: “Kệ chúng nó, không ham chơi ham phá không phải là trẻ con!”. 

Những trò chơi dân gian. 	Ảnh: Internet
Những trò chơi dân gian. Ảnh: Internet

Thời nay trẻ con có ít đồ chơi, đó là một thực tế. Nhưng nguyên nhân do đâu thì còn tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người, hay nói cho cùng là của mỗi bậc làm cha mẹ. Có người cho rằng trẻ con ngày nay ít chơi đồ chơi hơn trẻ con ngày trước là bởi tính cộng đồng, hoà nhập vào xã hội của chúng ít hơn. Ngày xưa trẻ con bao giờ cũng túm tụm thành nhóm trong làng ngoài ngõ, dù có hay không có đồ chơi thì chúng cũng chẳng bao giờ thiếu trò chơi, “tự biên tự diễn” với nhau đi “phá làng phá xóm”.

Thời nay, trẻ con hầu như được bố mẹ bao bọc trong bốn bức tường, cả ngày ngồi điều hoà chứ mấy khi được thả cho đi chơi với bạn bè? Nhất là với tâm lý sợ con nghịch bẩn, sợ con chơi ngoài nắng về đổ bệnh, sợ con nghe bạn rủ rê bày trò quấy phá, nói chung là có một ngàn lẻ một nỗi sợ khiến bố mẹ biến con thành “chim cảnh nhốt lồng”. 

Cũng có người lại cho rằng, không phải trẻ không có đồ chơi mà vì chúng không thích chơi đồ chơi nữa nên người lớn không mua. Vậy thì chúng chơi gì? Trò chơi điện tử, mạng xã hội, xem phim trên youtube, đọc truyện trên internet,… Đồ chơi của trẻ bây giờ gói gọn trong các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, tivi,… Mới đây, một diễn đàn dành cho các bố mẹ được phen dậy sóng vì tranh cãi về một kênh youtube dành cho trẻ em được nhiều người nhận xét là “vô duyên, phản cảm, vô bổ”.

Hoặc nghiêm trọng hơn nữa, trước đó các bố mẹ Việt tá hoả phát hiện một kênh youtube mang tiếng là dành cho trẻ em nhưng lại phát các nội dung gợi dục khiến người lớn cũng phải đỏ mặt. Ấy thế mà rất nhiều trẻ em Việt Nam đang say mê xem những nội dung đó hàng ngày, hàng giờ, trong sự yên tâm của bố mẹ là “con mình suốt ngày ở nhà thì nhất định sẽ ngoan, không thể hư hỏng, lệch lạc đi đâu được”.

Gạt sang một bên tất cả những lý do có thể viện đến, các bố mẹ thử tự đặt câu hỏi: Mình đã dành được bao nhiêu giờ đồng hồ trong một ngày 24 tiếng để chơi với con? Bởi vì đồ chơi, trò chơi làm ra không phải để chơi một mình, mà phải có bạn và bố mẹ - hơn ai hết - phải là người bạn đầu tiên, tốt nhất và mãi mãi.

Không biết bao nhiêu bố mẹ đã phải hối hận khi phát hiện con mình bị tự kỷ chỉ vì bố mẹ bỏ mặc con đằng đẵng làm bạn với chiếc điện thoại hay cái tivi. Tốn kém tiền bạc và công sức để chữa trị đã đành, tổn thất lớn nhất mà họ có lẽ sẽ rất khó để bù đắp được chính là thời gian, điều mà họ đã dành cho những thứ khác - sự nghiệp chẳng hạn? 

Một mùa hè nữa lại đến. Thỉnh thoảng tôi nhìn lên trời và tự hỏi những cánh diều tuổi thơ đã đi đâu mất rồi. Và tôi giật mình rời khỏi dòng hồi ức xưa cũ đó bởi tiếng chém giết phát ra từ một trò chơi điện tử trên chiếc máy điện thoại của đứa trẻ nào đó. Và tôi thấy buồn.

Hải Triều

tin mới

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.