Độc đáo nghề 'cắm que câu cua' ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Phụ nữ miền trung du Thanh Chương có một nghề đặc biệt gắn liền với ruộng đồng và những bó tre, tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập khá là nghề 'cắm que câu cua'.

Những cánh đồng sau lũ, đang còn mênh mông nước là nơi câu cua thuận lợi nhất. Ảnh: Huy Thư
Những cánh đồng sau lũ, đang còn mênh mông nước là nơi câu cua thuận lợi nhất. Ảnh: Huy Thư
Đi câu cua chủ yếu là phụ nữ, công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Họ thường đi theo nhóm 3 - 4 người, cùng làm trên một cánh đồng, để hỗ trợ hoặc chung nhau. Phương tiện câu cua khá đơn giản, chỉ là những que tre nhỏ như cây đũa, dài khoảng 0,8m, một đầu vót nhọn để mắc mồi. Ảnh: Hủy Thư
Đi câu cua chủ yếu là phụ nữ, công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Họ thường đi theo nhóm 3 - 4 người, cùng làm trên một cánh đồng. Phương tiện câu cua khá đơn giản, là những que tre nhỏ như cây đũa, dài khoảng 0,8m, một đầu vót nhọn để mắc mồi. Ảnh: Huy Thư
Mỗi người đi câu thường có trên dưới 100 cái câu. Làm câu 1 lần, đi câu được mấy năm. Trong quá trình câu, mồi câu sẽ được bổ sung theo đợt hoặc thay mồi rải mỗi lần lấy câu. Mồi câu là giun đất còn tươi sống, khi chuẩn bị xuống ruộng mới mắc mồi vào câu. Mồi lớn, tươi thì câu được thời gian lâu hơn. Ảnh: Huy Thư
Mỗi người đi câu thường có trên dưới 100 cái câu. Làm câu 1 lần, đi câu được mấy năm. Trong quá trình câu, mồi câu sẽ được bổ sung theo đợt hoặc thay mồi rải mỗi lần lấy câu. Mồi câu là giun đất còn tươi sống, khi chuẩn bị xuống ruộng mới mắc mồi vào câu. Mồi lớn, tươi thì câu được thời gian lâu hơn. Ảnh: Huy Thư
Sau khi rải câu, chờ cho cua đến ăn mồi, người câu sẽ đi lấy cua, thường thì cắm xong chiếc câu cuối cùng sẽ quay lại lấy cua ngay, bắt đầu với chiếc câu được cắm đầu tiên. Câu cua kiểu này không có phao chỉ đi lấy chừng. Lúc lấy câu, người câu phải cúi thấp xuống mặt nước, dùng tay chộp lấy đầu câu, cầm luôn cả cua  đang quặp thân câu ăn mồi. Ảnh: Huy Thư
Sau khi rải câu, chờ cho cua đến ăn mồi, người câu sẽ đi lấy cua, thường thì cắm xong chiếc câu cuối cùng sẽ quay lại lấy cua ngay, bắt đầu với chiếc câu được cắm đầu tiên. Câu cua kiểu này không có phao chỉ đợi một khoảng thời gian rồi đi lấy. Lúc lấy câu, người câu phải cúi thấp xuống mặt nước, dùng tay chộp lấy đầu câu, cầm luôn cả con cua lúc đó đang quắp thân câu ăn mồi. Ảnh: Huy Thư
Cả câu và cua cùng được đưa lên mặt nước. Ảnh: Huy Thư
Cả câu và cua cùng được đưa lên mặt nước. Ảnh: Huy Thư
Câu cua thường phải câu ở chỗ ruộng sâu, vì ruộng cạn đã bị người hoặc gia cầm nhặt hết cua. Đi câu cua không ngồi trên bờ như đi câu cá, phải liên tục lội ruộng, hết lấy cua, thay mồi, lại dời câu… Người đi câu luôn phải dầm mình trong nước, quần áo ướt sũng. Ảnh: Huy Thư
Câu cua thường phải câu ở chỗ ruộng sâu, vì ruộng cạn đã bị người hoặc gia cầm nhặt hết cua. Đi câu cua không ngồi trên bờ như đi câu cá, phải liên tục lội ruộng, hết lấy cua, thay mồi, lại dời câu… Người đi câu luôn phải dầm mình trong nước, quần áo ướt sũng. Ảnh: Huy Thư
Cua câu thường là những con to, già được người tiêu dùng và dân buôn ưa thích, vì vậy cua câu cũng bán được giá hơn cua nhủi hay cua móc hang. Ảnh: Huy Thư
Cua câu thường là những con to, già được người tiêu dùng và dân buôn ưa thích, vì vậy cua câu cũng bán được giá hơn cua nhủi hay cua móc hang. Ảnh: Huy Thư
Khi mồi câu hết hoặc lội ruộng thấm mệt, những người câu cua sẽ cuốn gói ra về. Chị Bùi Thị Thủy (45 tuổi) ở xóm 4 Thanh Lương - người có thâm niên gần chục năm trong nghề cho biết: “Mỗi ngày thường chỉ đi câu vào buổi sáng còn buổi chiều nghỉ lấy sức, đi kiếm mồi câu, những ai khỏe mới đi làm được 1 ngày 2 buổi”. Ảnh: Huy Thư
Chị Bùi Thị Thủy (45 tuổi) ở xóm 4 Thanh Lương - người có thâm niên gần chục năm trong nghề cho biết: “Mỗi Ngày thường chỉ đi câu vào buổi sáng, còn buổi chiều nghỉ lấy sức, đi kiếm mồi câu, những ai khỏe mới đi làm được 1 ngày 2 buổi”. Mỗi buổi đi câu, một người kiếm được 5 - 7 kg cua, về bán cho lái buôn trong làng với giá 50 nghìn đồng/kg. Sau mùa lũ, cua sinh sôi nhiều hơn, cũng là điều kiện thuận lợi cho những người câu cua kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Huy Thư


                                                          Huy Thư

tin mới

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.