Nơi đến và thời gian viết truyện Kiều

(Baonghean) - Truyện Kiều đối với Nguyễn Du là tác phẩm của cả một đời người, cũng là sự hoài thai từ nhiều vùng đất (phường Bích Câu (Thăng Long), Hoa Thiều (Đông Ngàn), Hải An (Quỳnh Côi) và Tiên Điền (Nghi Xuân)… rồi được tu chỉnh qua nhiều bước, ở nhiều nơi theo hành trình sống của người viết ra nó. Nhưng nơi chính để tác giả làm công việc ấy là ở bên bờ sông Lam dưới chân núi Hồng Lĩnh, thời gian chậm nhất là vào khoảng từ 1796 đến 1802, tức khi Tố Như ở độ tuổi từ ba mươi đến ba mươi sáu, ba mươi bảy.

Sau này, Trần Trọng Kim viết trong sách Việt Nam sử lược rằng: “Năm Tân Mùi (1811), ngài (vua Gia Long) sai quan tìm những sách dã sử nói chuyện nhà Lê và nhà Nguyễn Tây Sơn để sửa lại quốc sử… có những truyện như “Hoa Tiên” của ông Nguyễn Huy Tự, “Truyện Thúy Kiều” của Nguyễn Du cũng phát hiện ra thời bấy giờ”. Như vậy, “Truyện Thúy Kiều” được phát hiện ra vào năm 1811, tức thuộc loại sách “dã sử nói chuyện nhà Lê và nhà Nguyễn Tây Sơn” - tức đã được viết ra trước khi vua Gia Long lên ngôi.

Thái Kim Đỉnh ở bài “Nguyễn Du với làng quê Tiên Điền” in trong Giai thoại và tư liệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều (Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, 1983) viết: “Đầu năm Bính Thìn (1796) Nguyễn Du về Tiên Điền, kết thúc mùi năm gió bụi ở Thái Bình và ở lại đây cho đến năm 1802… có khả năng trong khoảng thời gian 6 năm  ngắn ngủi ở Tiên Điền, Nguyễn Du đã viết phần lớn các tác phẩm của mình. Trong đó có hai cuốn văn Nôm nổi tiếng đưa ông lên hàng thi bá: Văn chiêu hồn và Truyện Kiều”. Ở mục “Về  Truyện Kiều”, tại Điểm 3: “Một số bản Nôm nay còn được biết”,  Thái Kim Đỉnh viết: “Bản in đầu tiên do Hoa Đường Phạm Quý Thích khắc ván in ở phố Hàng Gai, Hà Nội (khoảng 1796-1825), thường gọi là bản Hoa Đường, bản phường đầu tiên”. 1796 có lẽ là quá sớm nhưng vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Truyện Kiều được khắc in, thì đấy là điều chắc chắn. Việc đó phù hợp với sự phát hiện của học giả Trần Trọng Kim.

Vũ Ngọc Khánh (quê ở Nghi Xuân) cũng thống nhất ý kiến với Thái Kim Đỉnh về nơi Nguyễn Du viết Truyện Kiều, tuy theo ông, khoảng thời gian của Tố Như ở lại Tiên Điền thì có khác. Ông viết trong sách Ba trăm năm lẻ: “Từ ngày Quang Trung mất (1792), Viện Sùng Chính không tuyên bố mà tự giải tán, ai về nhà nấy. Nguyễn Thiện về làng vui với ruộng vườn, sách vở, có chú Tố Như về làng, những người này mừng rỡ…”. Theo đó thì khoảng ấy, Nguyễn Du có độ mươi năm về ở làng quê, tại Nghi Xuân.

Nguyễn Tài Cẩn lâu nay vẫn cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du viết ra vào cuối thế kỷ XVIII. Gần đây, trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 61, tháng 6/2005, ông căn cứ vào cách viết tránh kỵ húy ở các bản Kiều Nôm cổ do các nhà xuất bản: Duy Minh Thị, Liễu Văn Đường, Quan Văn Đường, Thịnh Mỹ Đường cùng hai bản Kiều gốc ở Huế của hai cụ Lâm Nọa Phu và Kiều Oánh Mậu để đi đến ý kiến: “Truyện Kiều đã được sáng tác cuối thế kỷ XVIII, trước đời Gia Long. Một số nhà nghiên cứu trước đây cũng đã đi đến giả thuyết ấy”. Báo Lao Động số 92, ra ngày 3/4/2005 cũng đã đăng một bài viết của Nguyễn Tài Cẩn và Ngô Đức Thọ có nội dung tương tự.

Nay, Nguyễn Tài Cẩn chú thích ở cuối bài in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An rằng: “Các học giả  như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Trương Chính cũng đã đưa ra một số cứ liệu  để chứng minh cho một luận điểm như vậy”. Và ông cũng có phỏng đoán thêm, theo sự đề xuất của Nguyễn Thạch Giang: “Phác thảo Truyện Kiều có lẽ đã được biết đến hồi  cụ (Nguyễn Du) còn ở Thái Bình nhưng chắc nó bắt đầu nổi tiếng, được sao chép nhiều là  từ sau khi cụ đã  về ở hẳn trong quê (Tiên Điền)… Còn chứng cớ cho việc cụ hoàn thành tác phẩm ở Tiên Điền là việc các bản Kiều Nôm cổ, không bản nào là không có một số vết tích tiếng Nghệ, hoặc ít, hoặc nhiều. Những vết tích đó đều phải lan ra từ những bản sao đầu tiên được phát đi từ Nghệ Tĩnh. Bài thơ của Nguyễn Hành khóc chú (1820 ) nói: “Chú đã nổi tiếng “nhất thế tài hoa” 19 năm về trước” càng khẳng định thêm điều đó”. Trong Nguyễn Du niên phổ và tác phẩm (Nxb Văn hóa - Thông tin 2001, Tr. 37), Nguyễn Thạch Giang và Trương Chính viết: “Truyện Kiều được chỉnh lý thêm trong thời gian ở quê” (trước 1802).

Nguyễn Khắc Bảo, trong bài viết Liệu có phải Truyện Kiều được sáng tác vào thời vua Lê chúa Trịnh in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 62, tháng 7/2005, sau khi đưa ra nhiều cứ liệu đã đi đến kết luận: “Thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều phải là trước đời Gia Long nhưng không thể  thuộc đời vua Lê - chúa Trịnh...Thời điểm đó chính là khoảng từ sau khi Nguyễn Du bị quân Tây Sơn bắt rồi thả về an trí tại quê cha…”. Trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh số 172, tháng 11/2012, bài Vài ý kiến về việc phục hồi nguyên tác Truyện Kiều, Nguyễn Khắc Bảo viết tiếp: “Cần nắm vững vốn từ cổ thời Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều (từ 1796 - 1801…) mới chọn, phiên được từ Quốc ngữ đúng”.

Vương Trọng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội (2005) ở bài Góp thêm về thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều viết rằng: “Tôi xin trích câu đúc kết câu Nguyễn Hoàng Sơn trong cuốn Văn đàn, thời sự và bình luận để tóm tắt:… Từ năm 1943 đến nay, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn và Trương Chính đã gặp gỡ nhau trong việc cho rằng, Truyện Kiều được sáng tác trước khi Nguyễn Du đi sứ, thậm chí, trước khi ra làm quan dưới thời Gia Long”. Sau đó, Vương Trọng viết tiếp: “Nguyễn Hoàng Sơn cũng đồng tình với Nguyễn Tài Cẩn, Đào Thái Tôn… cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước thời Gia Long, cụ thể là vào những năm 1776 - 1802”.

Những sự đoán định đó phần nào phù hợp với nhiều ý của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán khi phàn nàn về cảnh mười năm nhà Lê mất nghiệp đế cũng như mười năm bị bệnh sống dưới chân núi Hồng.

Như vậy, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau cần được tiếp tục trao đổi nhưng đông đảo các nhà nghiên cứu trong giới Kiều học Việt Nam thống nhất là Nguyễn Du viết tiếp và hoàn tất Truyện Kiều trong khoảng thời gian từ 1792 đến 1801 tại Tiên Điền, một điểm sáng và cũng là giàu trầm tích về văn hóa của xứ Nghệ.

CHU TRỌNG HUYẾN (Tp. Vinh)

tin mới

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.