Miễn phí lắp chân giả cho nữ sinh bị mất chân

Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê yêu cầu Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kui chi trả viện phí và lắp đặt chân giả cho nữ sinh Vi mất chân "do bác sĩ kém chuyên môn".

Cục trưởng Khuê cho biết, Sở Y tế Đăk Lăk đã thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét nguyên nhân xảy ra tai biến với bệnh nhân Lê Thị Hà Vi 15 tuổi, xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin, khiến em phải mất một chân. Từ đó cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm tập thể và cá nhân nếu có sai phạm quy chế chuyên môn.

mien-phi-lap-chan-gia-cho-nu-sinh-bi-mat-chan

Hà Vi hiện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Ảnh: T.N.

Cục cũng yêu cầu Sở Y tế Đăk Lăk rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh công tác khám bệnh chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh.

Ông Khuê cho biết Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành y tế Đăk Lăk trước mắt phải có sự chia sẻ về vật chất, tinh thần với bệnh nhân và gia đình người bệnh, đồng thời phải xin lỗi gia đình bệnh nhân. Bệnh viện phải có trách nhiệm chi trả viện phí và các chi phí lắp chân giả sau này cho bé. Hiện Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đã tạm thời đình chỉ công tác của 4 bác sĩ và điều dưỡng, trong đó có một phó giám đốc kiêm trưởng khoa ngoại.

Trưa 6/3, Vi trên đường đi học về thì bị tai nạn giao thông, cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin. Bác sĩ chẩn đoán Vi bị gãy mâm chày bên phải nên bó bột. Tối cùng ngày, Vi đau đớn vì bó bột chặt quá, tê chân, phần dưới không còn cảm giác. Gia đình đề nghị bác sĩ tháo bột nhưng đến sáng 8/3 mới được đồng ý.

Thấy chân Vi xuất hiện nhiều bỏng nước, sưng vù, gia đình đề nghị được chuyển viện nhưng các bác sĩ cho biết bệnh nhẹ không cần chuyển. Đến khi Vi được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk, sau đó chuyển tiếp xuống Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, thì đã muộn. Động mạch nuôi cẳng chân phải của Vi bị tắc hoàn toàn, xuất hiện hoại tử lan rộng, các cơ ở dưới chân không còn sống nữa. các bác sĩ buộc phải mổ cắt bỏ 1/3 dưới đùi phải để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Theo VNE

tin mới

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.