Bổ nhiệm cán bộ 'có vấn đề', người đứng đầu phải chịu

Theo PGS.TS Hồ Tấn Sáng, bổ nhiệm mà cán bộ tha hóa, hư hỏng thì người bổ nhiệm cũng bị kỷ luật.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định, Trung ương vừa đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp rất quan trọng về việc có cơ chế kiểm soát quyền lực, phải “nhốt” quyền lực vào trong lồng quy chế, pháp luật. Một cơ chế nữa là công tác cán bộ đánh giá, đề bạt, sử dụng, không có kiểu đề bạt suốt đời, tư duy nhiệm kỳ, có “lên” không có “xuống”, có “vào” mà không có “ra”. Về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn PGS.TS Hồ Tấn Sáng, Học viện chính trị khu vực 3.

PGS.TS Hồ Tấn Sáng (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
PGS.TS Hồ Tấn Sáng (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

PV: Thưa ông, nếu như tại Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay”, Trung ương nhấn mạnh giải pháp phê bình và tự phê bình lên hàng đầu, thì tại hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) lần này, Trung ương nhấn mạnh đến vai trò kiểm tra, giám sát. Ông có đánh giá gì về điểm mới này?

Ông Hồ Tấn Sáng: Tôi cho rằng phê bình và tự phê bình cũng cần, nhưng giải pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát mới là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Bởi lẽ, Đảng ta là Đảng cầm quyền, tức là cán bộ, đảng viên có quyền lực. Về nguyên tắc, quyền lực không bị kiểm tra, giám sát, kiểm soát thì dễ tha hóa. Đó là quy luật khách quan. Vì vậy, Đảng nhấn mạnh vấn đề kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực của cán bộ, đảng viên là rất cần thiết.

PV: Trung ương cũng nhiều lần nhấn mạnh trong công tác kiểm tra, giám sát phải nhấn mạnh đến vai trò kiểm tra, giám sát của người dân. Nhưng thực tế vẫn vô cùng khó khăn, thưa ông?

Ông Hồ Tấn Sáng: Đúng vậy. Người dân muốn tham gia kiểm soát quyền lực thì phải có cơ chế, thể chế, còn để trực tiếp thì rất khó. Vì quyền lực chỉ có thể bị kiểm soát bởi quyền lực và các nhánh quyền lực này phải tương đối độc lập, còn người dân muốn kiểm soát phải thông qua những cơ chế, thể chế do Nhà nước đưa ra.

PV: Một nhà nước pháp quyền phải luôn thượng tôn luật pháp, thực hiện quản lý và giám sát phải bằng luật pháp. Tại buổi tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh về việc phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, “nhốt” quyền lực vào trong lồng pháp luật. Theo ông, cơ chế đó là gì?

Ông Hồ Tấn Sáng: Theo ý của Tổng Bí thư là “nhốt” quyền lực vào trong lồng pháp luật nhưng có thể kiểm soát được như vậy không? Phải có ý tưởng thiết lập một tổ chức bộ máy quyền lực có khả năng kiểm soát được quyền lực của bộ máy nhà nước thì khi đó mới có hiệu quả. Chống tham nhũng cũng phải đi từ đó. Bây giờ không kiểm soát quyền lực nhà nước thì kêu gọi bộ máy nhà nước chống lại căn bệnh của bộ máy nhà nước là không đơn giản.

PV: Ông vừa đề xuất phải có một tổ chức độc lập để giám sát quyền lực của nhà nước, đặc biệt ông nhấn mạnh việc phải có tính độc lập cao. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

Ông Hồ Tấn Sáng: Lenin đã tìm ra cách để làm được việc đó. Đại hội Đảng bầu cơ quan kiểm tra để cơ quan kiểm tra đó độc lập với Ban Chấp hành Trung ương. Đó là một thiết chế quyền lực có tính độc lập thông qua ủy quyền của đảng viên cho cơ quan ủy ban kiểm tra. Đó là một cách làm mà ở chừng mực nào đó rõ ràng có tác dụng.

Loại thiết chế thứ hai là thiết chế của xã hội. Muốn có thiết chế xã hội thì phải được hiến định tức là thông qua Hiến pháp, luật pháp để thành lập một tổ chức như thế. Tổ chức đó cấu trúc như thế nào, cơ chế vận hành ra sao thì phải có sự thỏa thuận từ phía người cầm quyền và phía người dân chứ không phải từ phía người cầm quyền.

Hiện nay, ý tưởng tạo thể chế, cơ chế trong Mặt trận làm chức năng kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội và nếu vươn đến kiểm soát thì đó cũng là một ý tưởng khả dĩ. Tất nhiên phải kèm theo những quy định cụ thể hơn, ví dụ đảm bảo tính độc lập về ngân sách để độc lập về tài chính cho các tổ chức này thì dần dần mới tiến lên những độc lập tương đối khác.

PV: Hiện nay, từ Đảng, Chính phủ, Quốc hội đều có lực lượng kiểm tra, giám sát như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính hay Thanh tra Chính phủ. Theo ông, chừng đó đã đủ hiệu lực chưa?

Ông Hồ Tấn Sáng: Những cơ quan đó thực ra đều là giám sát bên trong và tất nhiên kiểm soát bên trong cũng có ý nghĩa nhất định.

Kiểm soát kèm theo cơ chế để khi phát hiện ra vấn đề người ta có quyền đưa ra để phán định chứ không phải cho ý kiến hay góp ý, đóng góp. Đóng góp là cái bên trong, còn bên ngoài là cơ chế, thể chế để bãi miễn người vi phạm luật chơi. Theo tôi, nên như vậy thì mới đạt được.

PV: Theo ông, cơ chế đánh giá, đề bạt cán bộ phải đổi mới thế nào để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển của đất nước?

Ông Hồ Tấn Sáng: Rõ ràng ta cũng có ý tưởng đó từ ngày đổi mới đến giờ, tức là không làm suốt đời như các chức vụ chủ chốt đã làm được hai nhiệm kỳ. Nhưng việc này chỉ ở hình thức tương đối chứ chưa triệt để. Muốn triệt để phải có cách khác hơn nữa.

Ví dụ, các nhà chính trị có thể nghỉ việc nhưng công chức làm việc theo cơ chế suốt đời và đương nhiên suốt đời đó theo nghĩa đánh giá đúng năng lực, chất lượng công tác, việc làm của họ.

PV: Theo ông, trong đề bạt cán bộ phải gắn trách nhiệm ra sao đối với những người ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, nếu như cán bộ đó có “vấn đề”?

Ông Hồ Tấn Sáng: Việc này Trung ương đã quy định, những người nào đề bạt, bổ nhiệm cán bộ mà người đó có “vấn đề” thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Chúng ta nói như vậy nhưng chưa làm được. Vì chưa có cơ chế để làm nên khi họ nắm quyền rồi thì họ tự tung tự tác, thậm chí khi họ sắp về thì đề bạt, bổ nhiệm nhiều và cuối cùng hậu quả là những người đi sau phải chịu.

Bây giờ bổ nhiệm mà cán bộ tha hóa, hư hỏng thì người bổ nhiệm cũng bị kỷ luật, tùy mức độ mà hậu quả của người bị kỷ luật gây ra vi phạm đó. Phải làm quyết liệt, phải có cơ chế, thể chế và không hô khẩu hiệu nữa.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo VOV.VN

tin mới

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và Luật Đấu giá tài sản

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và Luật Đấu giá tài sản

(Baonghean.vn) - Sáng 4/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và Luật Đấu giá tài sản. Hội nghị đã ghi nhận 11 lượt ý kiến góp ý sát với thực tiễn.

Đoàn công tác tỉnh Lai Châu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Đoàn công tác tỉnh Lai Châu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Sáng 4/5,  Đoàn công tác tỉnh Lai Châu do đồng chí Vũ Mạnh Hà - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Chung sức xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển

Chung sức xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển

(Baonghean.vn) - Với trách nhiệm của những “người lính mang quân hàm xanh”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đã chủ động khắc phục khó khăn, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc nơi biên giới; chung sức xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Các trường hợp thôi giữ chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã

Các trường hợp thôi giữ chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã

Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức vụ chỉ huy của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đề xuất các trường hợp thôi giữ chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.

'Làm theo lời Bác', Nam Đàn phát huy ý chí tự lực, tự cường xây dựng huyện kiểu mẫu

'Làm theo lời Bác', Nam Đàn phát huy ý chí tự lực, tự cường xây dựng huyện kiểu mẫu

(Baonghean.vn) - Triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị, Huyện uỷ Nam Đàn phát động đợt thi đua “Làm theo lời Bác” với các nội dung tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Cải cách hành chính ở Nghệ An: ‘Chọn việc trọng tâm - Hành động quyết liệt’

Cải cách hành chính ở Nghệ An: ‘Chọn việc trọng tâm - Hành động quyết liệt’

(Baonghean.vn) - Năm 2024, Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh Nghệ An xác định phương châm hành động của công tác CCHC là “Chọn việc trọng tâm - Hành động quyết liệt”. Hiện các cơ quan, đơn vị, địa phương đang tập trung thực hiện tốt chủ đề của năm 2024 là tiếp tục cải thiện các chỉ số CCHC của tỉnh.

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Đó là 1 trong những nội dung của Ban Chỉ đạo 1838 Tỉnh ủy Nghệ An nêu ra tại Thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

(Baonghean.vn) - Qua 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị , việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ.

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

(Baonghean.vn) - Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của HĐND các cấp được tăng cường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của HĐND cấp huyện và chế độ, chính sách cho đại biểu HĐND cấp xã đang đặt ra một số bất cập, cần được nghiên cứu để sửa đổi phù hợp hơn.

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.